GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ APRI TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG GAN Ở BỆNH NHI NHIỄM KHUẨN HUYẾT

Doãn Phúc Hải1, Thiều Quang Quân2, Trần Bá Dũng2, Hoàng Kim Lâm3, Tạ Anh Tuấn2,
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu: Ở trẻ em, nhiễm trùng huyết có tỉ lệ rối loạn chức năng gan khá cao (39,9%) và có tỉ lệ tử vong cao (54% - 68% tùy nghiên cứu). Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu “Tìm hiểu giá trị của chỉ số APRI trong chẩn đoán tổn thương gan (SALI) ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương”. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 198 bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết nằm tại khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Kết quả: Tỉ lệ SALI ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết là 32%. Tuổi trung vị của trẻ trong nghiên cứu là 12,4 tháng. Tỷ lệ trẻ trai/gái là 1,9/1. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng với điểm pSOFA trung bình là 8,2. Tỷ lệ cấy máu và dịch tìm thấy vi khuẩn là 52%. Thời gian nằm viện trung vị của trẻ trong nghiên cứu là 20 ngày. Tại thời điểm 24 giờ đầu nhập khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, chỉ số APRI có khả năng chẩn đoán tốt SALI với AUC = 91,9%; p < 0,001, ở điểm cut-off 0,73, chỉ số APRI có độ nhạy 84,1% và độ đặc hiệu 84,2%. APRI là chỉ số có khả năng tốt tiên lượng tử vong ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết với AUC = 70,1%; tại điểm cut-off chỉ số APRI có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 63,2% và 71,4%.Kết luận:Tại thời điểm 24 giờ đầu nhập khoa Điều trị tích cực nội khoa, chỉ số APRI có khả năng tốt chẩn đoán SALI và tiên lượng tử vong ở bệnh nhi nhiễm trùng huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brun-Buisson C, Meshaka P, Pinton P, Vallet B. EPISEPSIS: A reappraisal of the epidemiology and outcome of severe sepsis in French intensive care units. Intensive care medicine. 2004;30:580-588.
2. Goldstein B, Giroir B, Randolph A. International pediatric sepsis consensus conference: Definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics*: Pediatric Critical Care Medicine. 2005;6(1):2-8.
3. Dou J, Zhou Y, Cui Y, Chen M, Wang C, Zhang Y. AST-to-Platelet Ratio Index as Potential Early-Warning Biomarker for Sepsis-Associated Liver Injury in Children: A Database Study. Front Pediatr. 2019;7:331.
4. Adeli K, Higgins V, Trajcevski K, White-Al Habeeb N. The Canadian laboratory initiative on pediatric reference intervals: A CALIPER white paper. Crit Rev Clin Lab Sci. 2017;54(6):358-413.
5. Saini K, Bolia R, Bhat NK. Incidence, predictors and outcome of sepsis-associated liver injury in children: a prospective observational study. Eur J Pediatr. 2022;181(4):1699-1707.
6. Godlief R, Hakim DDL, Prasetyo D. Relationship between aspartate aminotransferase to platelet ratio index and liver injury in pediatric sepsis. Paediatrica Indonesiana. 2021;61(3):149-154.
7. Kobashi H, Toshimori J, Yamamoto K. Sepsis-associated liver injury: Incidence, classification, and clinical significance. Hepatol Res. 2013; 43(3):255-266.
8. Dou J, Shan Y, Cui Y, Wang C, Zhang Y. The aspartate transaminase to platelet ratio index( APRI) as a risk factor and predictor for sepsis-asso-ciated liver injury in children. Chinese Pediatric Emergency Medicine. Published online 2018:22-26.
9. Manoppo J, Ipardjo A, Masloman N, Langi F. Association between Aspartate Aminotransferase to Platelet Ratio Index with Sepsis-Associated Liver Injury and Outcome in Children. Open Access Macedonian Journal of Medical Sciences. 2023;11:151-155.