SO SÁNH ẢNH HƯỞNG LÊN HỆ THỐNG PHÁT HIỆN THẦN KINH TRONG PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP GIỮA ROCURONIUM GIẢI GIÃN CƠ BẰNG SUGAMMADEX VỚI SUCCINYLCHOLIN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh lý tuyến giáp là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam và phẫu thuật là một biện pháp điều trị chính. Sử dụng hệ thống phát hiện tổn thương thần kinh NIM (Neuro Intraoperative Monitoring) trong phẫu thuật tuyến giáp làm giảm tỉ lệ biến chứng tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Mặc dù vậy, bệnh nhân cần không bị liệt cơ hoặc được giải giãn cơ hoàn toàn tronh quá trình phẫu thuật. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả sử dụng giãn cơ ngắn succhinylcholin so sánh với sử dụng giãn cơ trung bình rocuronium kết hợp giải giãn cơ bằng sugammadex trong phẫu thuật tuyến giáp có sử dụng hệ thống phát hiện thần kinh NIM. Phương pháp nghiên cứu mổ tả cắt ngang, thực hiện từ 01/4/2020 đến 01/10/2020 chia làm 2 nhóm: Nhóm S: sử dụng giãn cơ ngắn succhinylcholin liều 1mg/kg để đặt ống nội khí quản, nhóm R: dùng rocuronium liều 0,5 mg /kg để đặt ống nội khí quản và giải giãn cơ bằng sugammadex. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 3 phút tiêm giải giãn cơ sugamadex, nhóm R 100% TOF (Train Of Four) > 0,9. Nhóm S sau 10 phút 100% bệnh nhât đạt chỉ số TOF (Train Of Four) > 0,9; 100% bệnh nhân trong nghiên cứu được bảo tồn về hình thái và chức năng của dây thần kinh than quản quặt ngược. Tỉ lệ ho và cử động trong mổ ở nhóm S cao hơn nhóm R. Cả 2 phương pháp đều không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phát hiện thần kinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật tuyến giáp, succhinylcholin, rocuronium liều thấp, sugammadex, hệ thống phát hiện thần kinh.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Hữu Tú (2014). Thuốc giãn cơ, Gây mê hồi sức, Nhà xuất bản Y học, 43-44.
3. Chu K. S.,Tsai K. (2010). Influence of nondepolarizing muscle relaxants on intraoperative neuromonitoring during thyroid surgery.Journal of Otolaryngology-Head & Neck Surgery, 39, 397 – 402.
4. Margarita K., Maria G. (2016). Intraoperative Rocuronium Reversion by Low doses of Sugammadex in Thyroid Surgery with Monitoring of the recurrent laryngeal nerves. ARC Journal of Anesthesiology, 1, 19-28.
5. Nguyễn Hải Hà Trang, Nguyễn Hữu Tú (2019). Hiệu quả giải giãn cơ trong mổ bằng sugamadex để phẫu thuật cắt tuyến giáp có sử dụng máy phát hiện thần kinh. Tạp chí nghiên cứu y hoạc, 1281, 40-50.
6. Hoshi H., Kadoi Y., Kamiyama J. et al (2011). Use of rocuronium–sugammadex, an alternative to succinylcholine, as a muscle relaxant during electroconvulsive therapy. Journal of anesthesia, 25 (2), 286-290Lu I.C., Wu C.W. (2016). Reversal of rocuronium – induced neuromuscular blockade by sugammadex allows for optimization of neural monitoring of the recurrent laryngeal nerve. Laryngoscope,126,1014-9
7. Lê Văn Tiến, Nguyễn Hữu Tú (2019). Đánh giá tác dụng giãn cơ để đặt nội khí quản và thời gian thở lại sau khỏi mê bằng propofol kết hợp succhinylcholin ở các liều khác nhau. Luận văn thạc sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội
8. Kontoudi M., Gouliami M., Loizou C.et al. (2016). Intraoperative Rocuronium Reversion by Low Doses of Sugammadex, in Thyroid Surgery, with Monitoring of the Recurrent Laryngeal Nerves. ARC Journal of Anesthesiology. 1 (3), 19 - 28.