ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2023

Nguyễn Minh An1,, Trần Hữu Hiếu2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật nội soi điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng thang điểm SF – 36 tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang chất lượng cuộc sống của 83 bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình là 62,3 ± 4,3 tuổi; Thời gian mắc bệnh trung bình 20,6 ± 5,2 tháng; Trọng lượng u tuyến tiền liệt trung bình là 62,7 ± 6,5 gram; Điểm trung bình sức khỏe thể chất của bệnh nhân sau phẫu thuật là 77,7 ± 2,6 điểm; Phân loại điểm sức khỏe thể chất sau phẫu thuật: Tốt 62,7%, Trung bình 37,3%; Điểm trung bình nhóm sức khỏe tinh thần sau phẫu thuật là 80,8 ± 8,6 điểm; Phân loại điểm sức khỏe tinh thần sau phẫu thuật: Tốt chiếm 77,1%, Trung bình 22,9%; Phân loại chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật: Tốt chiếm 74,7%, Trung bình 25,3%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của 83 bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cho thấy kết quả tốt chiếm 74,7%, trung bình 25,3%

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Lê Chuyên (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Hội Tiết Niệu Thận Học Việt Nam (VUNA).
2. Đỗ Hải Đông (2018), “Đánh giá chất lượng cuộc sống trước và sau phẫu thuật của người bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt được điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2017”, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, Đại học Điều Dưỡng Nam Định.
3. Emmanuel Chartier-Kastler (2007). Evaluation of Quality of Life and Quality of Sleep in Clinical Practice. European urologysup plements, 6, pp. 576-584.
4. D. Frosch (2001). Comparison of German language versions of the QWB-SA and SF-36 evaluating outcomes for patients with prostate disease. Quality of Life Research, 9, pp. 165-173.
5. Helén Marklund-Bau (2019), "Sleep and quality of life in men with lower urinary tract symptoms – and their partners", Linköping University Medical Dissertations.
6. Gemma Vilagut (2005). El Cuestionario de Salud SF-36 español: una década de experiencia y nuevos desarrollos. Gac Sanit, 16, pp.135-150.
7. Shamar young (2017), "An evidence-based review of technique recommendations for prostate artery embolization ", Endovascular, 4, pp.57-60.
8. Vitor Last Pintarelli (2011). Elderly men’s quality of life and lower urinary tract symptoms: an intricate relationship,International Braz J Urol. International Braz J Urol, 8, pp. 758-765.