ĐÁNH GIÁ TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI SOI TIÊU HÓA BẰNG BỘ CÂU HỎI GESQ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá trải nghiệm của bệnh nhân nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng bộ câu hỏi GESQ và mô tả một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 251 bệnh nhân đến nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12/2023-03/2024. Bệnh nhân được thu thập các thông tin về nhân khẩu học, lâm sàng, nội soi, và trải nghiệm nội soi thông qua phỏng vấn và lấy thông tin từ bệnh án. Trải nghiệm của bệnh nhân được đánh giá bằng bộ câu hỏi GESQ. Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển được 251 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 46,6±15,4, nam giới chiếm 47,8%. Tỉ lệ bệnh nhân đến nội soi vì có triệu chứng báo động là 32,7%. Có 79,3% bệnh nhân được nội soi tiền mê và 29,9% bệnh nhân được thực hiện thêm thủ thuật trong quá trình nội soi. Về trải nghiệm nội soi, mức độ hài lòng chung của bệnh nhân là 97,6%. Bệnh nhân nội soi có gây mê có tỉ lệ hài lòng cao hơn so với bệnh nhân không gây mê. Về thông tin nội soi, 90% bệnh nhân cho biết thông tin được cung cấp trước nội soi dễ hiểu và hữu ích, 81,3% cho rằng họ không có cơ hội được hỏi hết những thắc mắc của mình trước nội soi và 76,4% cho rằng họ không có cơ hội được hỏi hết thắc mắc về thủ thuật được thực hiện thêm của mình. Tuổi ≥ 60, nội soi có gây mê và kỹ thuật soi của bác sĩ nội soi là các yếu tố có liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. Kết luận: Bệnh nhân đến nội soi tiêu hóa tại Trung tâm nội soi – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có tỉ lệ hài lòng cao. Bệnh nhân chủ yếu không hài lòng vì không có cơ hội hỏi hết thắc mắc của mình trước và sau nội soi
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trải nghiệm bệnh nhân, nội soi tiêu hóa, GESQ.
Tài liệu tham khảo
2. Đào Việt Hằng, Lâm Ngọc Hoa, Vũ Thanh Hải. Đánh giá thực trạng và khảo sát nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu hình ảnh kết quả nội soi tiêu hóa tại các cơ sở y tế Việt Nam. Tạp Chí Học Thực Hành. 2020;1126(2):25-28.
3. Yacavone RF, Locke GR, Gostout CJ, Rockwood TH, Thieling S, Zinsmeister AR. Factors influencing patient satisfaction with GI endoscopy. Gastrointest Endosc. 2001;53(7):703-710. doi:10.1067/mge.2001.115337
4. Hutchings HA, Cheung WY, Alrubaiy L, Durai D, Russell IT, Williams JG. Development and validation of the Gastrointestinal Endoscopy Satisfaction Questionnaire (GESQ). Endoscopy. 2015;47(12): 1137-1143. doi:10.1055/s-0034-1392547
5. Lee GJ, Park SJ, Kim SJ, Kim HH, Park MI, Moon W. Effectiveness of Premedication with Pronase for Visualization of the Mucosa during Endoscopy: A Randomized, Controlled Trial. Clin Endosc. 2012;45(2): 161-164. doi:10.5946/ ce.2012.45.2.161
6. Lai EJ, Calderwood AH, Doros G, Fix OK, Jacobson BC. The Boston Bowel Preparation Scale: A valid and reliable instrument for colonoscopy-oriented research. Gastrointest Endosc. 2009;69(3 Pt 2): 620-625. doi:10.1016/ j.gie.2008.05.057
7. BURTEA D, DIMITRIU A, MALOȘ A, CHERCIU I, SĂFTOIU A. Assessment of the Quality of Outpatient Endoscopic Procedures by Using a Patient Satisfaction Questionnaire. Curr Health Sci J. 2019;45(1):52-58. doi:10.12865/ CHSJ.45.01.07
8. Phương NTM. Mô tả sự hài lòng của người bệnh về thái độ và thực hành chuyên môn của điều dưỡng viên tại bệnh viện Da liễu Trung ương và một số yếu tố liên quan đến năm 2013. (Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL). Published online 2013. Accessed April 9, 2024. http://thuvienso.thanglong.edu.vn//handle/TLU/8260