ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC TRƯỞNG THÀNH NANG NOÃN BẰNG GnRH AGONIST TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2019

Duy Phương Nguyễn 1,, Xuân Hợi Nguyễn 2
1 Bệnh viện đa khoa Hà Nội
2 Bệnh viện phụ sản Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong những năm gần đây GnRH agonist là thuốc được sử dụng để gây trưởng thành nang noãn thay thế hCG trong phác đồ Antagonist, kết hợp với đông phôi toàn bộ và chuyển phôi đông lạnh là một giải pháp toàn diện giảm thiểu hội chứng quá kích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Mục tiêu: 1) Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist được gây trưởng thành nang noãn bằng GnRH agonist. 2) Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của những bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 90 bệnh nhân thông qua hồ sơ bệnh án kết hợp phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả: Tất cả bệnh nhân không phải nhập viện điều trị hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT), chỉ ghi nhận bị quá kích buồng trứng (13,33%) ở mức độ nhẹ. Số lượng noãn trung bình thu được là 20,91 ± 7,13 noãn, số noãn MII chiếm tỷ lệ 77,79%. Tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 79,95 ± 20,01%, số phôi trung bình thu được 13,27±6,21 phôi. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm được ghi nhận tốt, với tỷ thai sinh hóa đạt 55,20%, tỷ lệ thai lâm sàng đạt 44,03% và tỷ lệ thai sinh sống đạt 34,33%. Kết luận: Thụ tinh trong ống nghiệm bằng phác đồ Antagonist và trưởng thành noãn bằng GnRha cho kết quả tốt về tỷ lệ noãn trưởng thành (MII) và tỷ lệ thụ tinh tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ thai sinh sống cao. Tỷ lệ bệnh nhân quá kích buồng trứng giảm nhiều, đặc biệt không xảy ra tình trạng quá kích buồng trứng nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Giang Huỳnh Như, Vương Thị Ngọc Lan (2016). Sử dụng GnRH đồng vận thay thế hCG trong khởi động trưởng thành noãn ở các chu kỳ kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH đối vận.Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của Số 1, 175 - 179.
2. La Thị Phương Thảo (2016). So sánh hiệu quả phòng ngừa hội chứng quá kích buồng trứng và chất lượng noãn của phác đồ gây trưởng thành noãn bằng GnRH agonistvà hCG, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Mathilde Bourdon, Maeliss Peigné, Celine Solignac et al (2020). The new standard for ovulation triggering should be gnrh agonist over hcg during controlled ovarian stimulation for ivf/icsi: a systematic review and meta-analysis. Abstract Only, 114(3),163-164.
4. Iliodromiti S, Lan V.N, Tuong H.M et al (2013). Impact of GnRH agonist triggering and intensive luteal steroid support on live-birth rates and ovarian hyperstimulation syndrome: a retrospective cohort study. J Ovarian Res, 6, 93.
5. Itai Bar Hava , Hadar Yafee, Yeela Omer et al (2020). GnRHa for trigger and luteal phase support in natural cycle frozen embryo transfer - A proof of concept study. Reprod Bio,20(3),282-287.
6. Thor Haahr, Matheus Roque, Sandro C. Esteves, Peter Humaidan (2017). GnRH Agonist Trigger and LH Activity Luteal Phase Support versus hCG Trigger and Conventional Luteal Phase Support in Fresh Embryo Transfer IVF/ICSI Cycles-A Systematic PRISMA Review and Meta-analysis. Frontiers in Endocrinology.
7. Vuong T.N (2016). Gonadotropin-releasing hormone agonist trigger in oocyte donors co-treated with a gonadotropin-releasing hormone antagonist: a dose-finding study. Fertil Steril, 105(2), 356-63.
8. Youssef M.A (2010). Gonadotropin-releasing hormone agonist versus HCG for oocyte triggering in antagonist assisted reproductive technology cycles. Cochrane Database Syst Rev, 2010(11), Cd008046.