PHÂN BỐ CÁC CHỦNG VI KHUẨN GRAM ÂM THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các chủng vi khuẩn Gram âm có xu hướng gia tăng trong các bệnh nhiễm trùng, do đó, các nghiên cứu về phân bố các chủng vi khuẩn này rất cần thiết trong công tác giám sát bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và phân bố các chủng vi khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023. Kết quả: Trong 7196 mẫu nuôi cấy, có 1934 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 26,9%. Tỷ lệ dương tính cao nhất ở bệnh phẩm dịch hô hấp là 32,6%, tiếp đó là nước tiểu 23,2%, máu 5,5 %, dịch cơ thể 18,0% và phân 1,5%. Nghiên cứu đã phân lập được 2014 chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu dương tính, Haemophilus influenzae là chủng vi khuẩn có tỷ lệ cao nhất (44,4%), tiếp theo là Moraxella catarrhalis (31,0%) và Escherichia coli (15,9%), trong khi các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ <3,5%. H. influenzae (55,8%) và M. catarrhalis (30,0%) là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong khi E. coli là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn tiết niệu (82,5%), huyết (77,5%) và dịch cơ thể (57,8%). E. coli là căn nguyên gây bệnh hàng đầu ở các khoa ICU (hồi sức cấp cứu) (61,2%), Nội (56,1%) và Ngoại (75,9%), trong khi tại các khoa Nhi thì H. influenzae (56,2%) và M. catarrhalis (40,0%) là căn nguyên gây bệnh chủ yếu. Kết luận: Các tác nhân gây bệnh hàng đầu trong nhóm vi khuẩn Gram âm là H. influenzae, M. catarrhalis và E. coli. E. coli là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng tiết niệu và các dịch cơ thể, đồng thời cũng là tác nhân hay gặp nhất ở khoa Nội, Ngoại và ICU. H. influenzae và M. catarrhalis là căn nguyên thường gặp gây bệnh đường hô hấp và phổ biến nhất tại các khoa Nhi. Kết quả nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của việc giám sát các căn nguyên nhiễm trùng trong bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vi khuẩn Gram âm, bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Escherichia coli.
Tài liệu tham khảo
2. Tacconelli, E., et al., Discovery, research, and development of new antibiotics: the WHO priority list of antibiotic-resistant bacteria and tuberculosis. Lancet Infect Dis, 2018. 18(3): p. 318-327.
3. Nguyễn Thị Hải và cộng sự, Tỷ lệ phân bố các chủng vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2022. Nghiên cứu y học, 2023. 172(11): p. 133-140.
4. Gandra, S., et al., Trends in antibiotic resistance among major bacterial pathogens isolated from blood cultures tested at a large private laboratory network in India, 2008–2014. International Journal of Infectious Diseases, 2016. 50: p. 75-82.
5. Sader, H.S., et al., Geographical and temporal variation in the frequency and antimicrobial susceptibility of bacteria isolated from patients hospitalized with bacterial pneumonia: results from 20 years of the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (1997-2016). J Antimicrob Chemother, 2019. 74(6): p. 1595-1606.
6. Quyết định 1539/QĐ-BYT - Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng. 2017.
7. Hồng Thị Khánh Ngân và Phạm Thị Bích Phượng, Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm thường gặp tại bệnh viện Bình Dân. Y học Việt Nam, 2022. 520(2): p. 354-358.
8. Shi, T. and L. Xie, Distribution and antimicrobial resistance analysis of gram-negative bacilli isolated from a tertiary hospital in Central China: a 10-year retrospective study from 2012 to 2021. Front Microbiol, 2023. 14: p. 1297528.