TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH LÂM SÀNG TRONG PHÒNG TRÁNH TƯƠNG TÁC THUỐC-THUỐC BẤT LỢI TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích tác động của hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng trong quản lý tương tác thuốc-thuốc (TTT) bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên so sánh trước-sau can thiệp; tất cả dữ liệu y lệnh điện tử và hồ sơ bệnh án nội trú từ 01/05/2023 – 30/09/2023 (trước can thiệp); báo cáo lưu vết các cảnh báo TTT và kết quả chấp thuận về hướng xử trí TTT xuất hiện khi bác sĩ kê đơn từ 01/11/2023 – 29/02/2024 (sau can thiệp). Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân gặp TTT giảm có ý nghĩa thống kê, từ 7,00% (trước can thiệp) xuống còn 2,64% (sau can thiệp) với p<0,05. Không ghi nhận bệnh án nào có TTT chống chỉ định sau can thiệp, tần suất hồ sơ bệnh án gặp TTT chống chỉ định có điều kiện giảm từ 0,36% xuống 0,04%, tần suất hồ sơ bệnh án gặp TTT nghiêm trọng giảm từ 6,10% xuống còn 2,62% sau can thiệp (p<0,0001). Mức độ chấp thuận của bác sĩ đối với tư vấn của dược sĩ là 91,30%. Kết luận: Giải pháp phối hợp hệ thống cảnh báo TTT và can thiệp của dược sĩ lâm sàng đã mang lại hiệu quả trong phòng tránh TTT bất lợi tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tương tác thuốc, hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Nguyễn Huyền Nga (2023), Triển khai hoạt động dược lâm sàng về quản lý tương tác thuốc-thuốc bất lợi thông qua hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng tại Bệnh viện II Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
3. Davies E.C., Green C.F., Taylor S., et al. (2009), "Adverse drug reactions in hospital in-patients: a prospective analysis of 3695 patient-episodes", PLoS One, 4(2), p. e4439.
4. Moura C.S., Acurcio F.A., Belo N.O. (2009), "Drug-drug interactions associated with length of stay and cost of hospitalization", J Pharm Pharm Sci, 12(3), pp. 266-272.
5. Muylle K.M., Gentens K., Dupont A.G., et al. (2021), "Evaluation of an optimized context-aware clinical decision support system for drug-drug interaction screening", Int J Med Inform, 148, p. 104393.
6. Muylle K., Wuyts S., Cornu P. (2022), "4CPS-137 Prospective analysis of clinical pharmacist interventions for QT drug–drug interactions alongside clinical decision support", British Medical Journal Publishing Group.
7. Pirmohamed M., James S., Meakin S., et al. (2004), "Adverse drug reactions as cause of admission to hospital: prospective analysis of 18 820 patients", BMJ, 329(7456), pp. 15-19.
8. Quintens C., De Rijdt T., Van Nieuwenhuyse T., et al. (2019), "Development and implementation of "Check of Medication Appropriateness" (CMA): advanced pharmacotherapy-related clinical rules to support medication surveillance", BMC Med Inform Decis Mak, 19(1), p. 29.
9. Reis A.M., Cassiani S.H. (2011), "Adverse drug events in an intensive care unit of a university hospital", Eur J Clin Pharmacol, 67(6), pp. 625-