MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY DO ACINETOBACTER BAUMANII ĐA KHÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU TỪ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là loại viêm phổi bệnh viện, đặc biệt thường gặp nhất trong các đơn vị chăm sóc tích cực, xảy ra trên những bệnh nhân thở máy trong quá trình điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm, kết quả điều trị và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn ở người bệnh VPLQTM do Acinetobacter baumannii đa kháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng ở 32 người bệnh VPLQTM do A. baumannii đa kháng tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu từ 4/2023-1/2024. Kết quả: Tỷ lệ VPLQTM do A. baumannii đa kháng là 37,2%, tuổi trung bình của người bệnh là 68,6±19,1 tuổi. Sử dụng thuốc an thần và kháng sinh trước chẩn đoán viêm phổi là hai yếu tố nguy cơ thường gặp nhất gây VPLQTM do A. baumannii. Người bệnh VPLQTM sớm có số ngày thở máy ít hơn so với VPLQTM muộn (p<0,001). Tỷ lệ tử vong, nặng, xin về 68,7%; tỷ lệ bệnh hồi phục, chuyển khoa chiếm 15,6%. A. baumannii còn nhạy 34,4% với kháng sinh Colistin và 75,0% với Ampicillin/Sulbactam. Kết luận: VPLQTM do A.baumanii đa kháng có tần suất mắc bệnh và tử vong cao. Với tính đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, A. baumanii đang trở thành gánh nặng trong các khoa hồi sức cấp cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: viêm phổi liên quan thở máy, Acinetobacter baumanii, nội khí quản, hồi sức tích cực - chống độc.
Tài liệu tham khảo
2. Hà Tấn Đức, Nguyễn Văn Yên (2011), "Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện, viêm phổi thở máy, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế tại khoa Hồi sức tích cực", Tạp chí Lao và Bệnh phổi 6(3), tr. 80-81.
3. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, et al. (2016), "Management of Adults With Hospital - acquired and Ventilator- associated Pneumonia: Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society", ClinInfect Dis., 63(5):e61- e111.
4. Nguyễn Viết Quang (2013), "Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ở bệnh nhân viêm phổi do thở máy tại phòng Hồi sức sau mổ A bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí Y học thực hành, Số 12(889), tr.36-39.
5. Almomani B.A., McCullough A., et al. (2015), "Incidence and predictors of 14-day mortality in multidrug-resistant Acinetobacter baumannii in ventilator- associated pneumonia", J Infect Dev Ctries, 9(12), pp. 1323-1330.
6. Koulenti D., Tsigou E., et al. (2016), "Nosocomial pneumonia in 27 ICUs in Europe: perspectives from the EU-VAP/CAP study", EU-VAP/CAP Study Investigators, Electronic, pp. 152-159.
7. Geetika R., Shweta S. (2017), " Ventilator associated pneumonia in the ICU: microbiological profile", Journal of Bacteriology & Mycology: Open Access, Volume 4 (Issue 5), pp. 165-168.
8. Ju M., Hou D., et al. (2018), "Risk factors for mortality in ICU patients with Acinetobacter baumannii ventilator-associated pneumonia: impact of bacterial cytotoxicity", J Thorac Dis, 10(5), pp. 2608-2617.