KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ PTH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN THẬN HÀ NỘI NĂM 2022

Trần Tiến Đạt1,, Lê Thị Diễm Hồng1, Ngô Trung Dũng2, Ngụy Thị Điệp2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
2 Bệnh viện Thận Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh thận mạn giai đoạn cuối là một trong những gánh nặng y tế lớn toàn cầu với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt là cường cận giáp thứ phát. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả nồng độ PTH và khảo sát mối liên quan giữa nồng độ PTH với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 327 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Thận Hà Nội năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,48 ± 14,49 với 47,7% nam và 52,3% nữ. Nồng độ PTH trung bình là 731,3 ± 600,81 pg/ml, chỉ có 15,0% bệnh nhân có PTH đạt ngưỡng khuyến cáo của K/DOQI 2003 (150-300 pg/ml) và có tới 71,3% bệnh nhân có PTH vượt ngưỡng này. Bệnh nhân có PTH vượt ngưỡng khuyến cáo có liên quan thuận với thời gian thận nhân tạo chu kỳ, nồng độ phospho máu và tích số Ca × P máu. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ có nồng độ PTH vượt ngưỡng khuyến cáo của K/DOQI, tỷ lệ này có liên quan thuận với thời gian thận nhân tạo chu kỳ, nồng độ phospho máu và tích số Ca × P máu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kovesdy C.P. (2022). Epidemiology of chronic kidney disease: an update 2022. Kidney Int Suppl, 12(1), 7–11.
2. National Kidney Foundation (2003). K/DOQI clinical practice guidelines for bone metabolism and disease in chronic kidney disease. Am J Kidney Dis, 42(4 Suppl 3), S1-201.
3. Nguyễn Thanh Minh (2021), Nghiên cứu rối loạn xương, khoáng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
4. Ngô Đức Kỷ (2021). Khảo sát nồng độ hormon tuyến cận giáp ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. 506(2), 166–169.
5. Nguyễn Minh Tuấn (2020), Nghiên cứu nồng độ osteoprogetin, parathyroid hormone huyết tương, tổn thương động mạch cành và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
6. Janjua T.K., Mukhtar K.N., Naveed A.K., et al. (2019). Frequency of maintenance hemodialysis patients meeting K/DOQI criteria for serum calcium, phosphorus, calcium phosphorus product and PTH levels; a single institutional experience from Pakistan: a cross sectional study. Pan Afr Med J, 33, 183.
7. Seyedzadeh A., Tohidi M.R., Golmohamadi S., et al. (2022). Prevalence of Renal Osteodystrophy and its Related Factors among End-stage Renal Disease Patients Undergoing Hemodialysis: Report from Imam Reza Referral Hospital of Medical University of Kermanshah, Iran. Oman Med J, 37(1), e335.
8. Vũ Đặng Mạnh (2019), Khảo sát nồng độ PTH, calci, phospho huyết tương và mật độ xương trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ, Thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
9. Wajeh Y. Quinibi (2004), Consequences of hyperphosphatemia in patients with end-stage renal disease, Kidney International , Vol 66, Suppl 90: pp S8 – S12. .
10. Pham H.V., Tran N.V., Thai T.T., et al. (2024). Gender and age differences in KDIGO treatment targets among people on maintenance hemodialysis: Findings from a tertiary hospital in Vietnam. Medicine, 103(4), e37088.