NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Vũ Thị Cúc1,, Nguyễn Thị Minh Anh1, Nguyễn Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thị Thúy Hằng1, Nguyễn Phú Bình2, Võ Văn Thắng1
1 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
2 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Phú Yên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và phân tích các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện trên 637 người cao tuổi tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023. Phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi bằng bộ câu hỏi soạn sẵn để đánh giá nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Nghiên cứu được tiến hành sau khi thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 45,1% người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà. Phần lớn người cao tuổi không có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà từ mô hình hồi quy logistic đa biến bao gồm: Nhóm tuổi từ 80 trở lên (OR=5,39; 95% KTC: 2,95 - 9,85), thu nhập trung bình/tháng > 1.500.000 (OR=1,95; 95% KTC: 1,32- 2,89), mắc bệnh mạn tính (OR=3,06; 95% KTC: 1,72 - 5,45), thường đến khám bệnh ở cơ sở y tế tư nhân (OR=3,92; 95% KTC: 1,53 - 10,06), hỗ trợ xã hội thấp (OR=4,17 lần; 95% KTC: 1,82 - 9,51) và điều trị tại bệnh viện trong 12 tháng qua (OR=7,62; 95% KTC: 4,81 - 12,06). Kết luận: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi khá cao, tuy nhiên tỷ lệ người cao tuổi có khả năng chi trả cho các dịch vụ còn hạn chế. Do đó bên cạnh việc tuyên truyền quảng bá mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi thì cần có chính sách chi trả, áp dụng bảo hiểm y tế, xây dựng mô hình ứng dụng dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế của người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tổng cục thống kê (2021), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam, Hà Nội.
2. Medicare (2022), What’s Home Health Care, accessed 22/4/2022, from https://www.medicare.gov/what-medicare-covers/whats-home-health-care.
3. Dung T. N., Ngoc D. N. (2017), "A Comprehensive Study on Home Care Needs Among Elderly in an Urban Area of Ho Chi Minh City, Vietnam", A Comprehensive Study on Home Care Needs Among Elderly in an Urban Area of Ho Chi Minh City, Vietnam”, Research on Humanities and Social Sciences, 7(14), pp. 1-7.
4. Nguyen T. D. T., Tran V. V. and Nguyen V. H. (2020), "Using home health care services: situation and demands among the elderly in Thuy Bieu Ward, Hue City", Vietnam Journal of Public Health, 6(2), pp. 20-28.
5. Đàm Trọng Hiếu (2016), "Thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi tại 2 phường của quận Tây Hồ- Hà Nội", Tạp chí Y học Việt Nam, 275(2), tr. 21-32
6. Nguyễn Thị Hương Thảo (2021), Nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà có kết nối y tế từ xa của người dân tại Đà Nẵng năm 2021 và một số yếu tố liên quan, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Liu L.-J., et al (2014), "Home Health Care Needs and Willingness to Pay for Home Health Care Among the Empty-nest Elderly in Shanghai, China", International Journal of Gerontology, 8(1), pp. 31-36.
8. Braet A., Weltens C. and Vleugels A. (2012), "Effectiveness of discharge interventions from hospital to home to reduce readmissions: a systematic review", JBI Libr Syst Rev, 10(28 Suppl), pp. 1-13