MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ: NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Những sản phụ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ cần được quan tâm và chú ý sàng lọc để chẩn đoán sớm ngay từ lần khám thai đầu tiên vì một khi tồn tại các yếu tố nguy cơ thì khả năng phát sinh đái tháo đường thai kỳ là tương đối cao. Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ ở sản phụ đến sanh tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Kiên Giang từ tháng 3 năm 2024 đến tháng 6 năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng trên 68 sản phụ, trong đó có nhóm sản phụ khỏe mạnh (n = 35) và sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ (n = 33) được chẩn đoán theo ADA 2023. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận các đặc điểm ở nhóm sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn so với nhóm sản phụ khỏe mạnh gồm độ tuổi trung bình (34,8 ± 6,3 vs. 28,6 ± 6,5), cân nặng (71,4 ± 10,4 vs. 60,9 ± 8,8), đường huyết lúc đói (7,5 ± 3,4 vs. 4,7 ± 0,8), tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ (45,5% vs. 5,7%), thai chết lưu (39,4% vs. 11,4%), sinh con ≥ 4000g (39,4% vs. 5,7%) và tiền căn gia đình mắc đái tháo đường (42,4% vs. 17,1%) với sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phân tích hồi quy logistic đơn biến cho biết nhóm có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ ĐTĐTK lần mang thai này với OR=7,1 (KTC 95%: 1,3 – 39,0) (p=0,03). Tiền sử sanh con ≥ 4000g cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK với OR=6,3 (KTC 95%: 1,1 – 36,3) (p=0,04). Khi phân tích hồi quy logisctic đa biến, chúng tôi ghi nhận tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ (OR=13,8 với KTC 95%: 2,8 – 13,8), tiền sử thai chết lưu (OR=5,0 với KTC 95%: 1,4 – 17,7) và tiền sử sinh con ≥ 4000g (OR=10,7 với KTC 95%: 2,2 – 52,5) là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ lần mang thai này có ý nghĩa thống kê trong phân tích hồi quy logistic đa biến (p<0,05). Kết luận: Tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ, tiền sử thai chết lưu và tiền sử sinh con ≥ 4000g là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ lần mang thai này. Qua đó nhấn mạnh sự cần thiết của sàng lọc những phụ nữ mang thai có những yếu tố nguy cơ này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường thai kỳ, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Thị Lan Hương, Trần Thừa Nguyên, Nguyễn Thị Bạch Oanh, Nguyễn Trọng Nghĩa, Trần Minh Thắng và cộng sự. Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trung ương Huế. Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2023, 89:7-16.
3. Trần Khánh Nga. Nghiên cứu tình hình đái tháo đường thai kỳ và mối liên quan của bệnh với Adiponectin, Leptin huyết thanh. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Huế - Trường Đại học Y Dược. 2023.
4. Hứa Thành Nhân, Ngô Văn Truyền. Nghiên cứu tình hình đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ từ 25 tuổi tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023, 65:177-183.
5. American Diabetes Association Professional Practice Committee. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2022. Diabetes Care. 2022, 45(Suppl 1):S17-S38.
6. Kouhkan A, Najafi L, Malek M, Baradaran HR, Hosseini R, et al. Gestational diabetes mellitus: Major risk factors and pregnancy-related outcomes: A cohort study. Int J Reprod Biomed. 2021, 19(9):827-836.
7. Kunasegaran T, Balasubramaniam VRMT, Arasoo VJT, Palanisamy UD, Ramadas A. Gestational Diabetes Mellitus in Southeast Asia: A Scoping Review. Int J Environ Res Public Health. 2021, 18(3):1272.
8. Teh WT, Teede HJ, Paul E. Risk factors for gestational diabetes mellitus: implications for the application of screening guidelines. Aust N Z J Obstet Gynaecol. 2011, 51:26-30.