KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC ĐỘNG CHỐNG ĐÔNG MÁU CỦA NỌC RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ VIỆT NAM TRIMERESURUS ALBOLABRIS VIPERIDAE

Nguyễn Thị Thùy Trang1,2,, Hoàng Ngọc Anh1, Nguyễn Cửu Khoa1, Nguyễn Đình Trung3, Lê Phúc Thịnh2
1 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
3 Trường Đại học Duy Tân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Huyết khối tắc mạch đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu ngoài nước cho thấy nọc rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris, họ Viperidae) gây rối loạn đông máu kéo dài, suy giảm fibrin, giảm tiểu cầu,… Vì vậy, nọc rắn T. albolabris là nguyên liệu tiềm năng trong nghiên cứu tác động chống đông máu, ngừa huyết khối. Tại Việt Nam, T. albolabris phân bố khắp cả nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu về độc tính cấp và tác động dược lý của nọc rắn này ở Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu. Các thử nghiệm trong nghiên cứu này nhằm đánh giá độc tính cấp và tác động chống đông máu của nọc T. albolabris Việt Nam. Kết quả thử nghiệm cho thấy LD50 nọc T. albolabris trên chuột Swiss albino là 0,45 – 0,57 mg/kg theo phương pháp Miller-Tainter và 0,47 mg/kg theo phương pháp Behrens-Karber. Đối với đường tiêm dưới da, kết quả LD50 là 4,42 – 5,54 mg/kg theo phương pháp Miller-Tainter và 4,47 mg/kg theo phương pháp Behrens-Karber. Nọc T. albolabris liều 0,5 mg/kg và 0,25 mg/kg (tiêm dưới da) giúp kéo dài thời gian đông máu và chảy máu trên chuột thử nghiệm so với nhóm chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kapil, Nikhil, et al, (2017), "Antiplatelet and anticoagulant therapies for prevention of ischemic stroke", Clinical applied thrombosis/hemostasis. 23(4), pp. 301-318.
2. Raskob, Gary E, et al, (2014), "Thrombosis: a major contributor to global disease burden", Arteriosclerosis, thrombosis, vascular biology. 34(11), pp. 2363-2371.
3. Wendelboe, A. M., & Raskob, G. E. (2016). Global Burden of Thrombosis: Epidemiologic Aspects. Circ Res, 118(9), 1340-1347.
4. Bourke, L. A., Youngman, N. J., Zdenek, C. N., Op den Brouw, B., Violette, A., Fourmy, R., & Fry, B. G. (2020). Trimeresurus albolabris snakebite treatment implications arising from ontogenetic venom comparisons of anticoagulant function, and antivenom efficacy. Toxicol Lett, 327, 2-8.
5. Liew, J. L., Tan, N. H., & Tan, C. H. (2020). Proteomics and preclinical antivenom neutralization of the mangrove pit viper (Trimeresurus purpureomaculatus, Malaysia) and white-lipped pit viper (Trimeresurus albolabris, Thailand) venoms. Acta Trop, 209, 105528.
6. Darmawan, M. R., Rahardjo, D., Tyasningsih, W., Kurnijasanti, R., Legowo, D., & Setiawan, B. (2021). Acute Toxicity Test Of The Green Viper Snake (Trimeresurus albolabris), Macroscopic Description Of The Kidney And Liver Of Mice (Mus musculus). Journal of Basic Medical Veterinary, 10(2), 59-65
7. Rojnuckarin, P., Intragumtornchai, T., Sattapiboon, R., Muanpasitporn, C., Pakmanee, N., Khow, O., & Swasdikul, D. (1999). The effects of green pit viper (Trimeresurus albolabris and Trimeresurus macrops) venom on the fibrinolytic system in human. Toxicon, 37(5), 743-755.