CARCINÔM TẾ BÀO GAN: VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN VÙNG PROMOTER CỦA GEN TERT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUY CƠ TÁI PHÁT SỚM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đột biến vùng promoter của telomerase reverse transcriptase (TERT) là đột biến thường gặp trong nhiều loại ung thư, trong đó có carcinôm tế bào gan (HCC). Tuy nhiên, vai trò của nó đến thời gian tái phát u sớm vẫn chưa rõ ràng. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược. Đột biến vùng promoter của TERT ở 108 ca được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự Sanger. Các thông tin về giai đoạn bệnh theo BCLC, các chỉ số xét nghiệm như HbsAg, Anti HCV, AST, ALT, AFP, GGT, WBC, PLT và thời gian tái phát u trong vòng 24 tháng sau mổ được tra cứu từ hồ sơ bệnh án. Các đặc điểm giải phẫu bệnh như kích thước u, độ mô học hay tình trạng xâm nhập mạch máu, hoại tử u và tình trạng mô gan lành được đánh giá dựa trên đại thể và tiêu bản nhuộm Hematoxyline – Eosin. Kết quả: Đột biến vùng promoter của TERT xảy ra ở 46% số ca. tỷ lệ đột biến cao thường gặp ở nhóm dương tính với Anti – HCV và có xu hướng ít gặp ở nhóm dương tính với HbsAg. Tình trạng đột biến vùng promoter của TERT không liên quan với giai đoạn bệnh, các chỉ số AST, ALT, AFP, kích thước u, độ mô học của u, tình trạng xơ gan và tỷ lệ tái phát sớm. Các trường hợp HCC có và không có đột biến vùng promoter của TERT không cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống không có tái phát u. Tuy nhiên, trong những ca bệnh HCC giai đoạn rất sớm, đột biến vùng promoter của TERT là một yếu tố xấu đến nguy cơ tái phát sớm. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng đột biến vùng promoter của TERT là đột biến thường gặp trong HCC tại Việt Nam và có thể có vai trò trong tiên lượng tái phát u sớm đối với các trường hợp HCC giai đoạn rất sớm.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Chen, Y.-L., et al., TERT promoter mutation in resectable hepatocellular carcinomas: A strong association with hepatitis C infection and absence of hepatitis B infection. International Journal of Surgery, 2014. 12(7): p. 659-665.
3. Ako, S., et al., Human Telomerase Reverse Transcriptase Gene Promoter Mutation in Serum of Patients with Hepatocellular Carcinoma. Oncology, 2020. 98(5): p. 311-317.
4. Lee, S.E., et al., Frequent somatic TERT promoter mutations and CTNNB1 mutations in hepatocellular carcinoma. Oncotarget, 2016. 7(43): p. 69267-69275.
5. Nault, J.C., et al., High frequency of telomerase reverse-transcriptase promoter somatic mutations in hepatocellular carcinoma and preneoplastic lesions. Nat Commun, 2013. 4: p. 2218.
6. Jang, J.W., et al., Significance of TERT Genetic Alterations and Telomere Length in Hepatocellular Carcinoma. Cancers (Basel), 2021. 13(9).
7. Jang, J.W., et al., Distinct Patterns of HBV Integration and TERT Alterations between in Tumor and Non-Tumor Tissue in Patients with Hepatocellular Carcinoma. Int J Mol Sci, 2021. 22(13).
8. Tahara, H., et al., Telomerase activity in human liver tissues: comparison between chronic liver disease and hepatocellular carcinomas. Cancer Res, 1995. 55(13): p. 2734-6.
9. Pezzuto, F., et al., Tumor specific mutations in TERT promoter and CTNNB1 gene in hepatitis B and hepatitis C related hepatocellular carcinoma. Oncotarget, 2016. 7(34): p. 54253-54262.
10. Pezzuto, F., et al., Clinical Significance of Telomerase Reverse-Transcriptase Promoter Mutations in Hepatocellular Carcinoma. 2021. 13(15): p. 3771.