ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT NẸP VIS XƯƠNG ĐÒN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tập phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật nẹp vis xương đòn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc không đối chứng, tiến hành trong 12 tháng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trên 93 người bệnh phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn. Kết quả đầu ra là chức năng chi trên gồm tầm vận động các khớp chi trên bên gãy xương đòn, cũng như thang điểm Constant – Murley, DASH, mức độ độc lập sinh hoạt với thang điểm Barthel. Người bệnh được đánh giá trước can thiệp, sau ra viện 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Chín mươi ba người bệnh chủ yếu ở nam giới, trẻ tuổi, gãy xương đòn do tai nạn giao thông, bên tay thuận và vị trí 1/3 giữa đòn. Thời gian nằm viện trung bình là 5.8 (4.0) ngày. Người bệnh đạt cải thiện cả tầm vận động và chức năng theo Constant-Murley theo thời gian (p<0.001). Hầu hết người bệnh đạt tối đa tầm vận động vai và điểm Constant –Murley từ tốt trở lên sau 3 tháng. Không người bệnh nào ghi nhận các biến chứng tại vị trí gãy xương. Kết luận: Vận động sớm và tập phục hồi chức năng là có lợi, cho người bệnh gãy xương đòn được kết hợp xương nẹp vis mới mục tiêu giúp trở lại sinh hoạt, thể thao như trước biến cố.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy xương đòn, vận động sớm, nẹp vis xương đòn
Tài liệu tham khảo
2. Postacchini F, Gumina S, De Santis P, Albo F. Epidemiology of clavicle fractures. J Shoulder Elbow Surg. 2002;11(5):452-456.
3. Liu W, Xiao J, Ji F, Xie Y, Hao Y. Intrinsic and extrinsic risk factors for nonunion after nonoperative treatment of midshaft clavicle fractures. Orthop Traumatol Surg Res. 2015; 101(2):197-200.
4. Catapano M, Hoppe D, Henry P, Nam D, Robinson LR, Wasserstein D. Healing, Pain and Function after Midshaft Clavicular Fractures: A Systematic Review of Treatment with Immobilization and Rehabilitation. PM&R. 2019;11(4):401-408. doi:10.1002/pmrj.12065
5. Ranalletta M, Rossi LA, Piuzzi NS, Bertona A, Bongiovanni SL, Maignon G. Return to sports after plate fixation of displaced midshaft clavicular fractures in athletes. Am J Sports Med. 2015; 43(3): 565-569. doi:10.1177/ 0363546514559913
6. Melean PA, Zuniga A, Marsalli M, et al. Surgical treatment of displaced middle-third clavicular fractures: a prospective, randomized trial in a working compensation population. J Shoulder Elbow Surg. 2015;24(4):587-592. doi:10.1016/j.jse.2014.11.041
7. Robertson GAJ, Wood AM. Return to sport following clavicle fractures: a systematic review. Br Med Bull. 2016;119(1):111-128. doi:10.1093/ bmb/ldw029
8. Su F, Allahabadi S, Bongbong DN, Feeley BT, Lansdown DA. Minimal Clinically Important Difference, Substantial Clinical Benefit, and Patient Acceptable Symptom State of Outcome Measures Relating to Shoulder Pathology and Surgery: a Systematic Review. Curr Rev Musculoskelet Med. 2021;14(1):27-46. doi:10. 1007/s12178-020-09684-2
9. Pal C, Shakunt R, Kumar D, Goyal A, Tyagi A, Pippal T. Functional outcome of conservative and surgical management in mid-third clavicle fractures. J Orthop Traumatol Rehabil. 2015;8:11. doi:10.4103/0975-7341.183957
10. Lee JS, Koo BI, Shin MJ, Chang JH, Kim SY, Ko HY. Differences in Urodynamic Variables for Vesicoureteral Reflux Depending on the Neurogenic Bladder Type. Ann Rehabil Med. 2014; 38(3): 347-352. doi:10.5535/arm.2014. 38.3.347