KẾT QUẢ XA PHẪU THUẬT THAY KHỚP NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối là do quá trình lão hóa và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần thường được thực hiện ở những người bị thoái hóa khớp giai đoạn nặng khi các phương pháp điều trị bảo tồn đã thất bại. Thay khớp gối toàn phần làm giảm đau, cải thiện khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp nhân tạo điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long sau 2 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 49 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật thay khớp gối toàn phần từ 2017 - 2022 tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu. Đánh giá sau mổ bằng thang điểm Knee Society Score (KSS), thời gian theo dõi trên 2 năm. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 66,63±8,58 tuổi với 38 BN nữ (chiếm 77,6%), 11 BN nam (chiếm 22,4%). Điểm trung bình Knee Score (KS) 88,5±10,59; kết quả rất tốt chiếm 59,2%; tốt 30,6%; trung bình 10,2%; không có trường hợp nào đạt mức kém. Điểm trung bình Knee Functional Score (KFS) 75,31 ± 13,68, rất tốt chiếm 36,7%; tốt 40,8%; trung bình 14,3%; kém 14,2%. Biên độ gấp gối trung bình đạt 113,22 ± 16,76 độ, đánh giá chủ quan 89,7% người bệnh hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần đưa lại kết quả giảm đau tốt, cải thiện được chức năng của khớp và chất lượng cuộc sống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thay khớp gối toàn phần, thoái hóa khớp gối, Knee Score, Knee Functional Score.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thành Tấn và cộng sự (2021), "Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ trong 5 năm từ năm 2014 đến năm 2019", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ (37), tr. 166-174.
3. Ahmad Hafiz, Z., Masbah, O., and Ruslan, G. (2011), "Total Knee Replacement: 12 Years Retrospective Review and Experience", Malaysian Orthopaedic Journal. 5(1), pp. 34-39.
4. Hasebe, Y., Akasaka, K., and Yamamoto, M. (2021), "Factors affecting early knee-flexion range of motion after total knee arthroplasty", J Phys Ther Sci. 33(9), pp. 672-675.
5. Ji, H. M., Ha, Y. C., Baek, J. H., and Ko, Y. B. (2015), "Advantage of minimal anterior knee pain and long-term survivorship of cemented single radius posterior-stabilized total knee arthroplasty without patella resurfacing", Clin Orthop Surg. 7(1), pp. 54-61.
6. Lim, H. A., Song, E. K., Seon, J. K., et al. (2017), "Causes of Aseptic Persistent Pain after Total Knee Arthroplasty", Clin Orthop Surg. 9(1), pp. 50-56.
7. Rosso, F., Cottino, U., Olivero, M., et al. (2018), "Medium-term follow-up of 149 mobile-bearing total knee arthroplasties and evaluation of prognostic factors influencing outcomes", J Orthop Surg (Hong Kong). 26(1), pp. 1-9.
8. Sowers, M., Karvonen-Gutierrez, C. A., Jacobson, J. A., et al. (2011), "Associations of anatomical measures from MRI with radiographically defined knee osteoarthritis score, pain, and physical functioning", J Bone Joint Surg Am. 93(3), pp. 241-251.