KHẢO SÁT TỶ LỆ BẤT THƯỜNG NỒNG ĐỘ FT4, TSH, KHÁNG THỂ KHÁNG THYROID PEROXIDASE Ở BỆNH NHÂN NÁM DA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ bất thường nồng độ FT4, TSH, kháng thể kháng thyroid peroxidase ở bệnh nhân nám da. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân nám da điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh và 30 người khỏe mạnh từ tháng 03/2023 đến thán 08/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 45,8 ± 9,5. Giới tính nữ chiếm 96,1%, giới nam chiếm 3,9%. Gia đình có người bị nám da chiếm 61,5%. Tiền sử sử dụng thuốc ngừa thai chiếm 19,2%. Tiền sử có tình trạng căng thẳng chiếm 76,9%. Tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giờ cao điểm chiếm 69,2%. Không sử dụng kem chống nắng chiếm 40,4%. Hiếm khi tránh nắng cơ học chiếm 55,8%. Type 4 chiếm 88,5%. Thời gian mắc bệnh trung vị là 5 năm (từ 1-20 năm). Tuổi khởi phát trung bình là 40,1 ± 9,1 (từ 21-63 tuổi). Thể cánh bướm chiếm 50%. Mức độ nám da trung bình theo thang điểm MASI chiếm 51,9%. Tỷ lệ bất thường nồng độ FT4, TSH, TPOAb huyết thanh ở nhóm bệnh là 18,2% cao hơn nhóm chứng (p = 0,024). Nồng độ FT4 huyết thanh ở nhóm bệnh là 1,13 ng/dl (± 0,19 ng/dl) cao hơn nhóm chứng (p = 0,834). Nồng độ TSH huyết thanh ở nhóm bệnh là 1,73 µIU/ml (với khoảng dao động 1,04-2,43) cao hơn nhóm chứng (p = 0,035). Nồng độ TPOAb huyết thanh ở nhóm bệnh là 13,42 UI/ml (với khoảng dao động 10,07-24,33) cao hơn nhóm chứng (p = 0,041). Kết luận: Nghiên cứu này gợi ý có thể có mối liên quan giữa FT4, TSH, kháng thể kháng thyroid peroxidase và bệnh nám da. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ về cơ chế này
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nám da, FT4, TSH, TPOAb huyết thanh.
Tài liệu tham khảo
2. Babic Leko M, Gunjaca I, Pleic N, Zemunik T. Environmental Factors Affecting Thyroid-Stimulating Hormone and Thyroid Hormone Levels. Int J Mol Sci. Jun 17 2021;22(12) doi:10.3390/ijms22126521
3. Ball Arefiev KL, Hantash BM. Advances in the treatment of melasma: a review of the recent literature. Dermatol Surg. Jul 2012;38(7 Pt 1): 971-84. doi:10.1111/j.1524-4725.2012. 02435.x
4. Cakmak SK, Ozcan N, Kilic A, et al. Etiopathogenetic factors, thyroid functions and thyroid autoimmunity in melasma patients. Postepy Dermatol Alergol. Oct 2015;32(5):327-30. doi:10.5114/pdia.2015.54742
5. Esposito ACC, Cassiano DP, da Silva CN, et al. Update on Melasma-Part I: Pathogenesis. Dermatol Ther (Heidelb). Sep 2022;12(9):1967-1988. doi:10.1007/s13555-022-00779-x
6. Passeron T, Picardo M. Melasma, a photoaging disorder. Pigment Cell Melanoma Res. Jul 2018;31(4):461-465. doi:10.1111/pcmr.12684
7. Pondeljak N, Lugovic-Mihic L. Stress-induced Interaction of Skin Immune Cells, Hormones, and Neurotransmitters. Clin Ther. May 2020;42(5): 757-770. doi:10.1016/j.clinthera. 2020.03.008
8. Sastrini Sekarnesia I, Sitohang IBS, Agustin T, Wisnu W, Hoemardani ASD. A comparison of serum zinc levels in melasma and non-melasma patients: a preliminary study of thyroid dysfunction. Acta Dermatovenerol Alp Pannonica Adriat. Jun 2020;29(2):59-62.