KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỌ VINH HUYỆN KIM ĐỘNG TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2023

Nguyễn Ngọc Nghĩa1,, Vương Thị Yên1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến phòng chống cận thị học đường của học sinh Trường trung học cơ sở (THCS) Thọ Vinh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích được thông phỏng vấn trực tiếp 435 học sinh trong tháng 10 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ mức độ kiến thức “Tốt” về bệnh cận thị của học sinh chiếm 46,7%, học sinh có kiến thức “Chưa tốt” chiếm 53,3%. Tỷ lệ mức độ thực hành “Tốt” về phòng bệnh cận thị của học sinh chiếm 41,8%. Mức độ thực hành “Chưa tốt” chiếm 58,2%. Có mối liên quan giữa kiến thức với khối lớp, với sự hướng dẫn, nhắc nhở của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ trong gia đình. Có mối liên quan giữa thực hành phòng bệnh cận thị với sự hướng dẫn, nhắc nhở từ giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ và với kiến thức chung bệnh cận thị của học sinh. Kết luận: Tỷ lệ mức độ kiến thức và thực hành tốt trong phòng chống bệnh cận thị học đường của học sinh còn thấp chiếm 46,7% và 41,8%. Nhà trường và gia đình cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn thường xuyên cách phòng bệnh cận thị để học sinh có kiến thức, kỹ năng thực hành phòng chống cận thị học đường một cách hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/1/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt”
2. Mai Viết Kiên và Cs (2023), Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng cận thị học đường ở học sinh THPT chuyên Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam tập 528, số 2 tháng 7 năm 2023, https://doi.org/10.51298/vmj.v528i2.6153
3. Đinh Mạnh Cường và Cs (2017), Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở và dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ ở tỉnh Bắc Cạn, Tạp chí Y học Dự phòng, tập 27, số 1(189) năm 2017.
4. Lê Phúc Hậu và Cs (2023), Tình hình cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh THCS thành phố Cà Mau, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 530, số 1B, tháng 9 năm 2023, https://doi.org/10.51298/ vmj.v530i1B.6713
5. Nguyễn Thị Huyền và Cs (2019), Thực trạng cận thị của học sinh tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2019, Tạp chí Y học Dự phòng, tập 30, số 4, 2020 (Phụ bản).
6. Hồ Đức Hùng (2021), Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu tố liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019 – 2020). Luận án tiến sỹ học, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương
7. Tất Thắng Trần và Cs (2022), Thực trạng cận thị học đường và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 515, số 2, 2020, https://doi.org/10.51298/vmj.v515i2.2757
8. Schuster A.K., Elflein H.M., Pokora R.,Urschitz M.S., "Prevalence and Risk Factors of Myopia in Children and Adolescents in Germany-Results of the KiGGS Survey", Klinische Padiatrie, 2017, 229(4), pp. 234-240.
9. Holden B.A., Fricke T.R., Wilson D.A., Jong M., Naidoo K.S., Sankaridurg P., Wong T.Y., Naduvilath T.J.,Resnikoff S., "Global prevalence of myopia and high myopia and temporal trends from 2000 through 2050", Ophthalmology, 2016, 123(5), pp. 1036-1042.