SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH LÝ DỊ ỨNG KHOANG TRUNG TÂM (CCAD) VÀ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN ƯU THẾ

Nguyễn Thành Phương1,, Ngô Hồng Ngọc1, Trần Viết Luân1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Bệnh lý dị ứng khoang trung tâm (Central Compartment Atopic Disease) là một bệnh lý trong nhóm bệnh viêm mũi xoang mạn tính, có mối liên quan với tình trạng dị ứng và chỉ mới được công bố năm 2017. Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về bệnh lý này. Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lý này và so sánh các đặc điểm trên với đặc điểm của thể bệnh viêm mũi xoang mạn tính tăng bạch cầu ái toan ưu thế. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang. Chúng tôi thu thập 50 trường hợp viêm mũi xoang mạn tính, có polyp mũi trên nội soi mũi và có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang. Mẫu nghiên cứu được chia thành nhóm bệnh lý dị ứng khoang trung tâm (CCAD) và nhóm viêm mũi xoang mạn tính tăng bạch cầu ái toan ưu thế (eCRS). Điểm cắt chẩn đoán eCRS là 10 tế bào/HPF. Kết quả: Nhóm bệnh lý dị ứng khoang trung tâm (CCAD) có tuổi trung bình là 45,88 ± 12,69 năm. Tỷ lệ đồng mắc viêm mũi dị ứng là 68%. Điểm SNOT-22 là 31,68 ± 8,68 điểm, điểm nội soi Lund – Kennedy là 7,84 ± 1,70 điểm, điểm CT scan Lund – Mackay là 16,04 ± 4,18 điểm. 88% bệnh nhân CCAD có chân bám polyp ở cuốn mũi giữa, 76% ở phần sau trên vách ngăn, 20% cuốn mũi trên. Trên hình ảnh CT scan, 52% bệnh nhân CCAD có hình ảnh vầng hào quang đen, 44% có hình ảnh mờ giảm dần từ trong ra ngoài, 12% có hình ảnh mờ đặc toàn bộ các xoang. Số lượng bạch cầu ái toan trong mô polyp là 28,64 ± 30,07 tế bào/HPF.  Khi so sánh với nhóm eCRS, nhóm CCAD có tỷ lệ đồng mắc viêm mũi dị ứng cao hơn có ý nghĩa thống kê, điểm số SNOT-22, Lund – Kennedy, Lund – Mackay, số lượng bạch cầu ái toan trong mô polyp thấp hơn có ý nghĩa thống kê. Kết luận: CCAD là một bệnh lý trong nhóm các bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính với mối liên quan đến dị ứng dị nguyên đường thở với các đặc điểm khác biệt so với thể eCRS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdullah B., Vengathajalam S., Md Daud M. K., et al. (2020), "The Clinical and Radiological Characterizations of the Allergic Phenotype of Chronic Rhinosinusitis with Nasal Polyps", J Asthma Allergy, 13, pp. 523-531.
2. Asher M. I., Rutter C. E., Bissell K., et al. (2021), "Worldwide trends in the burden of asthma symptoms in school-aged children: Global Asthma Network Phase I cross-sectional study", Lancet, 398 (10311), pp. 1569-1580.
3. DelGaudio J. M., Loftus P. A., Hamizan A. W., et al. (2017), "Central compartment atopic disease", Am J Rhinol Allergy, 31 (4), pp. 228-234.
4. Fokkens W. J.,Lund V. J.,Hopkins C., et al. (2020), "European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020", Rhinology, 58 (Suppl S29), pp. 1-464.
5. Grayson J. W., Cavada M., Harvey R. J. (2019), "Clinically relevant phenotypes in chronic rhinosinusitis", J Otolaryngol Head Neck Surg, 48 (1), pp. 23.
6. Inthavong K., Shang Y., Del Gaudio J. M., et al. (2021), "Inhalation and deposition of spherical and pollen particles after middle turbinate resection in a human nasal cavity", Respir Physiol Neurobiol, 294, pp. 103769.
7. Kong W., Wu Q., Chen Y., et al. (2022), "Chinese Central Compartment Atopic Disease: The Clinical Characteristics and Cellular Endotypes Based on Whole-Slide Imaging", J Asthma Allergy, 15, pp. 341-352.
8. Li Y. T., Huang S. S., Ma J. H., et al. (2023), "Bacteriology of Different Phenotypes of Chronic Rhinosinusitis", Laryngoscope.
9. Marcus S., Schertzer J., Roland L. T., et al. (2020), "Central compartment atopic disease: prevalence of allergy and asthma compared with other subtypes of chronic rhinosinusitis with nasal polyps", Int Forum Allergy Rhinol, 10 (2), pp. 183-189.
10. Nie Z., Xu Z., Fan Y., et al. (2023), "Clinical characteristics of central compartment atopic disease in Southern China", Int Forum Allergy Rhinol, 13 (3), pp. 205-215.