KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG TRŨNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát về đặc điểm, yếu tố liên quan của tăng huyết áp không trũng ở những bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả thông qua điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ THA không trũng chung là 84,4%. Trong nghiên cứu thì nhóm tuổi THA không trũng chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi tử 60 – 69 tuổi (35,7%). Tỷ lệ xuất hiện THA không trũng ở bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc huyết áp vào buổi sáng là 85,8%, xuất hiện nhiều hơn ở những bệnh nhân chỉ sử dụng 1 loại thuốc huyết áp (50%). Tỉ lệ THA không trũng xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam (62,5%). Kết luận: Tỷ lệ THA không trũng chung ở những bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát chiếm tỷ lệ khá cao (84,4%). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ THA không trũng xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới (62,5%), chỉ sử dụng 1 loại thuốc huyết áp (50%), BMI < 25, chỉ uống thuốc buổi sáng (85,8%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng huyết áp không trũng, tăng huyết áp nguyên phát
Tài liệu tham khảo
2. Thân Hồng Anh (2016), Đánh giá tình trạng kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi có tăng huyết áp tại Bệnh viện 175, Luận án Chuyên khoa 2, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Thị Bích Liên, Hoàng Khánh (2011), "Biến thiên huyết áp ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp bằng đo huyết áp lưu động 24 giờ tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ", Tạp chí Y dược học, 1, tr. 58.
4. Nguyễn Thành Sang (2018), Khảo sát thực trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp tại phòng khám Lão - Bệnh viện nhân dân Gia Định, Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm Thị Tây Thi (2017), Khảo sát biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp > 60 tuổi đang điều trị tại BV Bạch Mai, Luận văn Chuyên khoa 2, Đại Học Y Hà Nội.
6. Pierdomenico SD, et al (2014), "Morning blood pressure surge, dipping, and risk of ischemic stroke in elderly patients treated for hypertension", Am J Hypertens, 27 (4), pp. 564-70.
7. Bendzala M., Kruzliak P., et al (2015), "Prognostic significance of dipping in older hypertensive patients", Blood Press, 24, pp. 103-10.
8. Kario K., et al (2001), "Stroke prognosis and abnormal nocturnal blood pressure falls in older hypertensives", Hypertension, 38 (4), pp. 852-7.
9. Pierdomenico SD, et al (2016), "Morning blood pressure surge, dipping, and risk of coronary events in elderly treated hypertensive patients", Am J Hypertens, 29 (1), pp. 39-45.
10. O'Brien E., et al (1998), "Dippers and Nondippers", Lancet, pp. 397