ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÀNG NÃO ĐỘ CAO TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều u màng não độ cao tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 39 bệnh nhân u màng não độ cao đã được phẫu thuật từ tháng 7/2019 đến 12/2023. Bệnh nhân được điều trị bổ trợ sau phẫu thuật với xạ phẫu hoặc xạ trị. Chúng tôi phân tích các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả kiểm soát khối u. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình là 56,31 ± 2,07, tỷ lệ nam/nữ là 15/24; 80,6% bệnh nhân đến viện vì đau đầu; 82,1% u màng não độ II, 17,9% u màng não độ III; trên cộng hưởng từ, 53,8% khối u ngấm thuốc không đồng nhất, 58,9% bờ u không đều, 53,9% phù quanh u, kích thước trung bình 49,1± 15,28 (mm), 46,2% u ở vòm sọ, 33,3% u nền sọ, 12,8% u liềm đại não và 7,7% u hố sau. Phẫu thuật Simpson I: 46,2%, Simpson II: 20,5%. Với thời gian theo dõi trung bình 32,3 tháng (12 – 52 tháng), có 8/32 bệnh nhân u màng não độ II và 4/7 bệnh nhân u màng não độ III tái phát. Tỷ lệ kiểm soát tại thời điểm 12 tháng là 94,9%, sau 24 tháng là 82,4%, sau 36 tháng là 63,6%. 2 bệnh nhân u màng não độ II và 1 bệnh nhân u màng não độ III tử vong trong quá trình theo dõi. Kết luận: Mức độ cắt bỏ khối u có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị u màng não độ cao (P=0.017). Điều trị bổ trợ xạ trị và xạ phẫu sau phẫu thuật đối với u màng não độ cao có tác dụng giúp kiểm soát khối u tại chỗ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: xạ phẫu, u màng não độ cao, xạ trị, xạ phẫu
Tài liệu tham khảo
2. Louis DN, Perry A, Reifenberger G, et al. The 2016 World Health Organization Classification of Tumors of the Central Nervous System: a summary. Acta neuropathologica. Jun 2016; 131(6): 803-20. doi:10.1007/s00401-016-1545-1.
3. Perry A, Stafford SL, Scheithauer BW, Suman VJ, Lohse CM. Meningioma grading: an analysis of histologic parameters. The American journal of surgical pathology. Dec 1997; 21(12): 1455-65. doi:10.1097/00000478-199712000-00008.
4. Hanakita S, Koga T, Igaki H, et al. Role of gamma knife surgery for intracranial atypical (WHO grade II) meningiomas. Journal of neurosurgery. Dec 2013;119(6):1410-4. doi:10. 3171/2013.8.JNS13343.
5. Park CK, Jung NY, Chang WS, Jung HH, Chang JW. Gamma Knife Radiosurgery for Postoperative Remnant Meningioma: Analysis of Recurrence Factors According to World Health Organization Grade. World neurosurgery. Dec 2019;132: e399-e402. doi: 10.1016/j.wneu. 2019.08.136.
6. Wilson TA, Huang L, Ramanathan D, et al. Review of Atypical and Anaplastic Meningiomas: Classification, Molecular Biology, and Management. Frontiers in oncology. 2020;10: 565582. doi:10.3389/fonc.2020.565582.
7. Hasan S, Young M, Albert T, et al. The role of adjuvant radiotherapy after gross total resection of atypical meningiomas. World neurosurgery. May 2015; 83(5): 808-15. doi:10.1016/j.wneu. 2014.12.037.
8. Milosevic MF, Frost PJ, Laperriere NJ, Wong CS, Simpson WJ. Radiotherapy for atypical or malignant intracranial meningioma. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 1996;34:817–822.