ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN 199, ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh nhân bị tổn thương khớp gối nặng có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối và thường được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, sau phẫu thuật khớp gối có thể gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động thường ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu: (1) đánh giá chất lượng cuộc sống theo thang đo SF-36 ở bệnh nhân tại thời điểm hai tháng sau phẫu thuật tổn thương khớp gối tại Bệnh viện 199, Đà Nẵng năm 2022-2023 và (2) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở đối tượng nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 314 bệnh nhân đã phẫu thuật tổn thương khớp gối thời điểm 2 tháng đến tái khám tại Bệnh viên 199, Đà Nẵng. Phân tích hồi quy đa biến logistics được sử dụng để kiểm định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống. Kết quả: Chất lượng cuộc sống tốt chiếm 62,1% và chất lượng cuộc sống chưa tốt chiếm 37,9%. Sự hỗ trợ luyên tập từ gia đình/ bạn bè sau phẫu thuật khớp gối và đau sau phẫu thuật khớp gối là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa liên quan đến quá trình phục hồi của người bệnh về cả thể chất lẫn tinh thần để tạo điều kiện cho người bệnh được phục hồi tốt nhất sau phẫu thuật. Đồng thời cần tuyên truyền về sự hỗ trợ luyện tập từ gia đình/ bạn bè sau phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật tổn thương khớp gối.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, phẫu thuật khớp gội, SF-36, bệnh viện 199 Đà Nẵng
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Thị Thu, Vương Thị Hòa và Trần Thị Bích (2021), “Chất lượng cuộc sống của người bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020,” Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam. 34(1), tr. 4-11.
3. Nguyễn Thị Tiến (2017), Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật khớp gối tại bệnh viện Thống Nhất năm 2017, trường Đại học Y tế công cộng, luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện.
4. Nguyễn Hoàng Thanh Vân và Võ Thị Thùy Liên (2019), “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp bằng bộ câu hỏi SF-36”, Tạp chí Y dược học. 9(2), tr. 63-67.
5. Aree‐Ue Suparb, et al. (2019), “Path model of factors influencing health‐related quality of life among older people with knee osteoarthritis”, Nursing Health Sciences. 21(3), pp. 345-351.
6. Ebrahimzadeh M. H., et al. (2014), “The Western Ontario and McMaster Universities Osteoarthritis Index (WOMAC) in Persian Speaking Patients with Knee Osteoarthritis,” Arch Bone Jt Surg. 2(1), pp. 57-62.
7. Mandzuk L. L., McMillan D. E. and Bohm E. R. (2015), “A longitudinal study of quality of life and functional status in total hip and total knee replacement patients,” Int J Orthop Trauma Nurs. 19(2), pp. 102-13.
8. Papakostidou I., et al. (2012), “Factors affecting the quality of life after total knee arthroplasties: a prospective study”, BMC Musculoskelet Disord. 13, pp. 116.