HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE BẰNG VIDEO VỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC CHĂM SÓC DẪN LƯU KEHR CHO NGƯỜI BỆNH SỎI ĐƯỜNG MẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức đúng về chăm sóc ống dẫn lưu Kehr của người bệnh trước và sau khi tham gia chương trình giáo dục sức khỏe bằng video. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bán thực nghiệm được thực hiện trên 40 người bệnh có mang ống dẫn lưu Kehr về nhà sau phẫu thuật điều trị sỏi đường mật tại khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2023 đến tháng 06/2024. Kết quả nghiên cứu: Chương trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh sỏi đường mật bằng video trong nghiên cứu của chúng tôi đã làm thay đổi tổng tỷ lệ kiến thức chung đúng về ống dẫn lưu Kehr sau khi được can thiệp chiếm 57,5% (23/40) cao hơn so với người bệnh trước can thiệp là 7,5% (3/40), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Trong đó, kiến thức tổng quát đúng về ống dẫn lưu Kehr của người bệnh sau can thiệp là 72,5% (29/40) cao hơn so với người bệnh trước can thiệp là 7,5% (3/40), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001; tỷ lệ NB có kiến thức đúng về theo dõi ống dẫn lưu Kehr chiếm 57,5% (23/40) cao hơn người bệnh có kiến đúng trước can thiệp giáo dục sức khỏe là 10% (4/10), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001; người bệnh có kiến thức đúng chăm sóc ống dẫn lưu Kehr sau can thiệp chiếm 65% (26/40) cao hơn so với trước can thiệp là 7,5% (3/10) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Kết luận: Có sự cải thiện về tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về chăm sóc ống dẫn lưu Kehr sau can thiệp giáo dục sức khỏe bằng video.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: sỏi đường mật, ống dẫn lưu Kehr, giáo dục sức khỏe video
Tài liệu tham khảo
2. Lammert F, Gurusamy K, Ko CW, et al. Gallstones. Nat Rev Dis Primers. 2016; 2:16024. doi:10.1038/nrdp.2016.24
3. Cianci P, Giaracuni G, Tartaglia N, Fersini A, Ambrosi A, Neri V. T-tube biliary drainage during reconstruction after pancreaticoduodenectomy. A single-center experience. Ann Ital Chir. 2017; 88:330-335.
4. Strücker B, Stockmann M, Denecke T, Neuhaus P, Seehofer D. Intraoperative placement of external biliary drains for prevention and treatment of bile leaks after extended liver resection without bilioenteric anastomosis. World J Surg. 2013;37(11):2629-2634. doi:10.1007/ s00268-013-2161-z
5. Zhang JF, Du ZQ, Lu Q, Liu XM, Lv Y, Zhang XF. Risk Factors Associated With Residual Stones in Common Bile Duct Via T Tube Cholangiography After Common Bile Duct Exploration. Medicine (Baltimore).015;94(26):e1043.doi:10.1097/MD.0000000000001043
6. Phạm Ngọc Hà. Hiệu Quả Giáo Dục Sức Khỏe Nâng Cao Kiến Thực và Thực Hành Chăm Sóc Dẫn Lưu Kehr Của Người Bệnh Sỏi Đường Mật. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2020.
7. Yang X, Qin Y, Hu J, Mo W. Application of continuity nursing model in caring patients receiving percutaneous transhepatic biliary drainage. Journal of Interventional Radiology. Published online 2017:180-183.