ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CĂN NGUYÊN VI SINH VẬT, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP TIẾN TRIỂN

Đỗ Trọng Nam1,, Nguyễn Tuấn Đạt1, Nguyễn Thị Thuỳ Dung1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan tới tử vong trong khoa Hồi sức tích cực ở bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do viêm phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang hồi cứu trên 49 bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS do viêm phổi tại Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai từ 8/2018 tới 8/2022. Kết quả: Tổng số 49 bệnh nhân, 67,4% (33/49) là nam giới và tuổi trung bình là 62,0 (Q1 - Q2: 48,5 - 72,5) năm. Tại thời điểm nhập viện, phần lớn bệnh nhân giảm ôxy máu ở mức độ trung bình (40.8%; 20/49) và nặng (46.9%; 23/49) theo tiêu chuẩn Berlin và vi-rút đường hô hấp (36.7%; 18/49) là tác nhân viêm phổi phổ biến nhất, trong đó virus H1N1 (29,2%; 14/48) chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết luận: Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu trong viêm phổi ARDS để phản ánh tình trạng tổn thương các cơ quan và phản ứng viêm toàn thân, không đặc hiệu trong chẩn đoán. Khí máu động mạch là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân ARDS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Peter J.V., John P., Graham P.L. et al (2008). Corticosteroids in the prevention and treatment of acute respiratory distress syndrome (ARDS) in adults: meta-analysis. BMJ, 336(7651), 1006–1009.
2. Bellani G., Laffey J.G., Pham T. et al (2016). Epidemiology, Patterns of Care, and Mortality for Patients With Acute Respiratory Distress Syndrome in Intensive Care Units in 50 Countries. JAMA, 315(8), 788–800.
3. Chinh L.Q., Manabe T., Son D.N. et al (2019). Clinical epidemiology and mortality on patients with acute respiratory distress syndrome (ARDS) in Vietnam. PLoS One, 14(8), e0221114.
4. Zilberberg M.D. và Epstein S.K. (1998). Acute lung injury in the medical ICU: comorbid conditions, age, etiology, and hospital outcome. Am J Respir Crit Care Med, 157(4 Pt 1), 1159–1164.
5. Jennings LC, Anderson TP, Beynon KA, et al. Incidence and characteristics of viral community-acquired pneumonia in adults. Thorax. 2008;63 (1):42-48.
6. Li SH, Hsieh MJ, Lin SW, et al. Outcomes of severe H1N1 pneumoniae: A retrospective study at intensive care units. J Formos Med Assoc. 2020;119(1 Pt 1):26-33.
7. Metlay JP, Waterer GW, Long AC, et al. Diagnosis and Treatment of Adults with Community-acquired Pneumonia. An Official Clinical Practice Guideline of the American Thoracic Society and Infectious Diseases Society of America. Am J Respir Crit Care Med. 2019;200(7):e45-e67.
8. ARDS Definition Task Force, Ranieri VM, Rubenfeld GD, et al. Acute respiratory distress syndrome: The Berlin Definition. JAMA.2012; 307(23):2526-2533.
9. Pachon J., Prados M.D., Capote F. et al. (1990). Severe community-acquired pneumonia. Etiology, prognosis, and treatment. Am Rev Respir Dis, 142(2), 369–373.
10. Torres A., Serra-Batlles J., Ferrer A. et al. (1991). Severe community-acquired pneumonia. Epidemiology and prognostic factors. Am Rev Respir Dis, 144(2), 312–318.