KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH TẠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lương Cao Sơn1,, Nguyễn Đình Sơn Ngọc1, Nguyễn Minh Nhựt1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch tạng thường gặp trên nhiều nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau với biểu hiện lâm sàng đa dạng và chưa có hướng dẫn điều trị thống nhất. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch tạng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng là những bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch tạng tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong khoảng thời gian từ 1/10/2021 đến 30/06/2023. Kết quả: 358 bệnh nhân tuổi trung bình là 58,1; nam giới chiếm 76,8%. Huyết khối không triệu chứng đi kèm là 24,9%; triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng chiếm 58,4%. Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là ung thư (66,5%) và xơ gan (54,7%). Các khảo sát tình trạng tăng đông không được thực hiện đồng nhất. Vị trí huyết khối thường gặp nhất là tĩnh mạch cửa (81,8%) và mạc treo tràng trên (19,6%). 81,6% huyết khối không được điều trị. Tỉ lệ dùng kháng đông là 18,4% trong đó chủ yếu là kháng vitamin K. Kết luận: Huyết khối tĩnh mạch tạng thường gặp ở nam giới; có biểu hiện đa dạng từ không triệu chứng đến thiếu máu hoại tử ruột. Huyết khối thường xuất hiện ở bệnh nhân xơ gan và ung thư ổ bụng. Tỉ lệ điều trị huyết khối còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mier-Hicks, A., et al., Incidence, Management, and Implications of Visceral Thrombosis in Pancreatic Ductal Adenocarcinoma. Clin Colorectal Cancer, 2018. 17(2): p. 121-128.
2. Custo, S., et al., Splanchnic Vein Thrombosis: The State-of-the-Art on Anticoagulant Treatment. Hamostaseologie, 2024.
3. Võ Thị Lương Trân, Bùi Hữu Hoàng, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch tạng ở bệnh nhân viêm tuy cấp. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2021. 25(2): p. 87-93.
4. Kawata, E., et al., Splanchnic vein thrombosis: Clinical manifestations, risk factors, management, and outcomes. Thromb Res, 2021. 202: p. 90-95.
5. Valeriani, E., et al., Splanchnic Vein Thrombosis: Current Perspectives. Vasc Health Risk Manag, 2019. 15: p. 449-461.
6. Candeloro, M., et al., Clinical course and treatment of incidentally detected splanchnic vein thrombosis: an individual patient data meta-analysis. J Thromb Haemost, 2023. 21(6): p. 1592-1600.
7. Barosi, G., Idiopathic splanchnic vein thrombosis: is it really idiopathic? Haematologica, 2023. 108(5): p. 1208-1209.
8. Caiano, L.M., et al., Treatment of portal vein thrombosis: an updated narrative review. Minerva Med, 2021. 112(6): p. 713-725.
9. Elkrief, L., et al., Management of splanchnic vein thrombosis. JHEP Rep, 2023. 5(4): p. 100667.
10. Valeriani, E., et al., Anticoagulant Treatment for Splanchnic Vein Thrombosis in Liver Cirrhosis: A Systematic Review and Meta-Analysis. Thromb Haemost, 2021. 121(7): p. 867-876.