ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU DO SIÊU ÂM BƠM NƯỚC KHẢO SÁT BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Hứa Ngọc Thanh Tâm1, Lý Kim Ngân2, Trần Văn Nam2, Võ Thị Hồng Ngọc3, Nguyễn Tấn Thành4, Nguyễn Hạ Thi Mơ4, Võ Minh Tuấn4,
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2 Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Y Dược - Đại học Đà Nẵng
4 Đại học y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SIS) được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các bất thường của buồng tử cung. Đau là tác dụng ngoại ý thường gặp nhất trong SIS và ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của bệnh nhân đối với thủ thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ đau theo và các yếu tố liên quan đến mức độ đau do SIS. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 139 phụ nữ có chỉ định SIS trong khoảng thời gian tháng 11/2023 đến tháng 3/2024 tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ. Đánh giá mức độ đau theo thang đo VAS. Kết quả nghiên cứu: Điểm số đau trung bình do SIS là 3,92 ± 1,78 cm. Tỷ lệ không đau trong SIS là 7,2% [KTC 95%: 3,9-12,9%], đau nhẹ là 33,8% [KTC 95%: 26,4-42,1%], đau vừa là 52,5% [KTC 95%: 44,2-60,7%] và đau nặng là 6,5% [KTC 95%: 3,4-12%]. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến mức độ đau vừa đến nặng ghi nhận được là: số lần sinh ngả âm đạo, trạng thái lo lắng trước thủ thuật và tổng lượng nước muối bơm (p<0,05). Kết luận: SIS gây cảm giác đau từ nhẹ đến nặng trong 92,8% các trường hợp thực hiện. Cần tư vấn đầy đủ về thông tin thủ thuật và giảm đau phù hợp ở những đối tượng phụ nữ chưa sinh con hoặc lo lắng nhiều trước thủ thuật

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Murakami T KF, Tsuji S, et al. Sonohysterography. Donald School J Ultrasound Obstet Gynecol 2017:69-75.
2. Stanhiser J, Flyckt R. Saline Infusion Sonohysterography. In: Emery JD, Paraiso MFR, eds. Office-Based Gynecologic Surgical Procedures. Springer New York; 2015:71-83.
3. Ahmadi F, Jahangiri N, Zafarani F, et al. Pain Perception and Side Effects During Saline Infusion Sonohysterography With a Balloon Catheter. Journal of Ultrasound in Medicine. 2020/09/01 2020;39(9):1829-1837.
4. Bielewicz J, Daniluk B, Kamieniak P. VAS and NRS, Same or Different? Are Visual Analog Scale Values and Numerical Rating Scale Equally Viable Tools for Assessing Patients after Microdiscectomy? Pain Res Manag. 2022; 2022:5337483.
5. Dessole S, Farina M, Rubattu G, et al. Side effects and complications of sonohysterosalpingography. Fertility and Sterility. 2003/09/01/ 2003;80(3):620-624.
6. Ireland LD, Allen RH. Pain Management for Gynecologic Procedures in the Office. Obstet Gynecol Surv. Feb 2016;71(2):89-98.
7. Spieldoch RL, Winter TC, Schouweiler C, et al. Optimal Catheter Placement During Sonohysterography: A Randomized Controlled Trial Comparing Cervical to Uterine Placement. Obstetrics & Gynecology. 2008;111(1)
8. Szymusik I, Grzechocińska B, Marianowski P, et al. Factors influencing the severity of pain during hysterosalpingography. International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2015/05/01/ 2015;129(2):118-122.