ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA ĐƯỜNG NIỆU ĐẠO CẮT PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG ĐIỆN LƯỠNG CỰC Ở BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo cắt phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng điện lưỡng cực ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi tiến cứu trên 63 bệnh nhân bị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (UPĐLTTTL) có bệnh lý tim mạch kèm theo được điều trị bằng cắt đốt nội soi qua đường niệu đạo bằng điện lưỡng cựctại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả: NC hồi cứu 63 BN,độ tuổi trung bình là 73.5 ± 9.1, bệnh lý tim mạch đồng mắc: tăng huyết áp (THA) 73%, rối loạn nhịp tim 19.1%, bệnh mạch vành 9.5%, đặt máy tạo nhịp 6.4%, 8 bệnh nhân dùng thuốc chống đông. Điểm IPSS và QoL trước mổ 22.5 ± 3.8 và 4.6 ± 0.7, trọng lượng tuyến tiền liệt 68.3 ± 31.8g, phân suất tống máu (EF) trên siêu âm tim 68.9 ± 6.0%. Thời gian phẫu thuật 55.3 ± 21.4 phút, thời gian hậu phẫu 6.4 ± 2.0 ngày. Không gặp biến chứng trong mổ. Không có trường hợp nào đau thắt ngực, khó thở hay phải can thiệp tim mạch. Ba trường hợp biến chứng sau mổ: 2 chảy máu và 1 đau tức chân 2 bên, tất cả đều được điều trị nội ổn định. Tái khám 1 tháng không có trường hợp nào phải nhập viện điều trị về tim mạch, 1 trường hợp tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo cắt phì đại tiền liệt tuyến bằng điện lưỡng cực (B-TURP) là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt trên nhóm bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, nội soi cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo bằng điện lưỡng cực, nội soi cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo trong nước muối (TURIS)
Tài liệu tham khảo
2. Cleves A., Dimmock P., Hewitt N., et al. (2016). The TURis System for Transurethral Resection of the Prostate: A NICE Medical Technology Guidance. Appl Health Econ Health Policy, 14(3), 267–279.
3. Eagle K.A., Berger P.B., Calkins H., et al. (2002). ACC/AHA guideline update for perioperative cardiovascular evaluation for noncardiac surgery--executive summary: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee to Update the 1996 Guidelines on Perioperative Cardiovascular Evaluation for Noncardiac Surgery). J Am Coll Cardiol, 39(3), 542–553.
4. Albanesi L., Attisani F., Gentile B.C., et al. (2013). Comparative randomized study on the efficaciousness of endoscopic bipolar prostate resection versus monopolar resection technique. 3 year follow-up. Arch Ital Urol Androl, 85(2), 86–91.
5. Stucki P., Marini L., Mattei A., et al. (2015). Bipolar versus monopolar transurethral resection of the prostate: a prospective randomized trial focusing on bleeding complications. J Urol, 193(4), 1371–1375.
6. Vasudeva P., Kumar N., Kumar A., et al. (2019). Impact of monopolar TURP, bipolar TURP and photoselective vaporization of prostate for enlarged prostate on erectile function. Low Urin Tract Symptoms, 11(1), 24–29.
7. Trần Văn Hinh, Đỗ Ngọc Thể (2012). Đánh giá hiệu quả bước đầu của cắt đốt lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo. Y Dược lâm sàng 108 - 2013 - no.1 - tr.66-70 - ISSN.1859-2872. .
8. Batra Y.K. and Bali I.M. (1978). Effect of coagulating and cutting current on a demand pacemaker during transurethral resection of the prostate. A case report. Can Anaesth Soc J, 25(1), 65–66.
9. Kellow N.H. (1993). Pacemaker failure during transurethral resection of the prostate. Anaesthesia, 48 (2), 136–138.