ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN

Lê Quốc Tuấn1,, Đinh Công Đăng1
1 Trung tâm Y tế Thanh Ba, Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: “Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và tình trạng nhiễm Helicobacter pylori trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang. Gồm 56 bệnh nhân bệnh trào ngược dạ dày - thực quản đến khám nội soi đường tiêu hóa trên tại Trung tâm Y tế Thanh Ba từ 1/2023-2/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 45,04 ± 26,06 (thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 70 tuổi). Tỷ lệ nam/nữ bằng 3/1. Lứa tuổi 40-49 gặp nhiều nhất (25,0%). Thời gian mắc bệnh 1 - < 3 năm chiếm 44,6%. Ợ nóng và buồn nôn chiếm tỷ lệ cao (91,1%), ợ trớ chiếm tỷ lệ ít hơn (66,1%), ợ nóng và ợ trớ (57,1%), đau thượng vị chiếm tỷ lệ (87,5%), nuốt đau chiếm 10,7%. Viêm thực quản gặp nhiều nhất chiếm 83,9%. Thực quản Barrett chiếm 17,9%, trong đó chủ yếu là thực quản Barrett đoạn ngắn. Thoát vị khe chiếm 16,1%. Dị sản ruột chiếm 19,6%. Helicobacter pylori chiếm 12,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Văn Dũng (2001), Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học thực quản ở những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
2. Vũ Thu Trang, Phạm Văn Linh (2022). “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với tổn thương thực quản qua nội soi ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp năm 2021”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 515 (1)
3. Lý Hải Yến, Vũ Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Tú (2022), "Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản", Tạp chí Y học Việt Nam. 508(1), tr.77-80
4. Thạch Hoành Sơn, Quách Trọng Đức (2019). “Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản”. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, Vol 23, No1, 2019, 93-98
5. Elsheaita, A, et al (2020), "Seattle protocol vs narrow band imaging guided biopsy in screening of Barrett's esophagus in gastroesophageal reflux disease patients", Medicine (Baltimore). 99(8), pp.e19261.
6. Guidelines for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease Katz, Philip O MD1; Gerson, Lauren B MD, MSc2; Vela, Marcelo F MD, MSCR3 - American Journal of Gastroenterology: March 2013 - Volume 108 - Issue 3 - p 308-328.
7. Kellerman, R., & Kintanar, T., Gastroesophageal Reflux Disease. Primary Care: Clinics in Office Practice, 44(4), 561–573, 2017
8. Nirwan, J. S, et al (2020), "Global Prevalence and Risk Factors of Gastro-oesophageal Reflux Disease (GORD): Systematic Review with Metaanalysis", Sci Rep. 10(1), pp. 5814
9. Richter JE (2007). “The many manifestations of gastroesophageal reflux disease: presentation, evaluation, and treatment”. Gastroenterol Clin North Am. 2007 Sep;36(3):577-599