ĐẶC ĐIỂM BIẾN CHỨNG THẬN Ở BỆNH NHÂN GÚT MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Hoàng Hải Yến1,, Lưu Thị Bình2
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm và mối liên quan biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn tính điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 107 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Gút theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015 có tổn thương thận và/hoặc có bệnh thận mạn đang điều trị tại khoa cơ xương khớp - bệnh viên Trung ương Thái Nguyên từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023 Kết quả: Mức lọc cầu thận ở đối tượng nghiên cứu: ≥ 60ml/ph/1,73 m² chiếm 58,9% và < 60ml/ph/1,73 m² chiếm 41,1%. Trong số đó có 44,9% bệnh thận mạn giai đoạn II, giai đoạn III là 36,4% và chỉ có 4,7% bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn IV. Có 35,5% bệnh nhân có thiếu máu và 43,0% bệnh nhân có creatinin máu tăng và 76,6% bệnh nhân có tăng acid uric máu. Tỉ lệ protein niệu, hồng cầu niệu, protein niệu và/hoặc hồng cầu niệu dương tính lần lượt là 40,2%, 24,3% và 48,6%. Tỉ lệ bệnh nhân gút mạn tính xuất hiện sỏi thận là 9,3%,bất thường hình thái thận là 4,6%. Có sự khác biệt giữa tuổi, giới với bệnh thận mạn ở đối tượng nghiên cứu với p <0,05. Có sự khác biệt giữa đợt viêm/năm với bệnh thận mạn (p <0,05). Kết luận: Biến chứng thận hay gặp nhất trên bệnh nhân gút mạn tính là bệnh thận mạn giai đoạn II,III. Có sự khác biệt giữa tuổi, giới với bệnh thận mạn ở đối tượng nghiên cứu. Có sự khác biệt giữa đợt viêm/năm của bệnh nhân gút với bệnh thận mạn có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bình, Lưu Thị và Anh, Võ Thị Ngọc (2014), "Tình trạng tăng huyết áp trên các bệnh nhân gút tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên", Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 68, tr. 183.
2. Khoa, Nguyễn Việt, Nghị, Trần Hồng và Anh, Bùi Hoàng (2019), "Biến chứng sỏi thận và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân gút", Tạp chí y dược lâm sàng 108. 14(5).
3. Virak, Khim, Trang, Trần Huyền và Hùng, Nguyễn Văn (2023), "Nhận xét đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương và một sốyếu tố liên quan ở người bệnh gút tại bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Y học Việt Nam. 531, tr. 283-287.
4. Neogi, T. và các cộng sự. (2015), "2015 Gout classification criteria: an American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative", Ann Rheum Dis. 74(10), tr. 1789-98.
5. Thiele, R. G. và Schlesinger, N. (2007), "Diagnosis of gout by ultrasound", Rheumatology (Oxford). 46(7), tr. 1116-21.
6. Nephrology, International society of (2012), KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease, Kidney International Supplements.
7. Nephrology, International society of (2012), "KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease", Kidney International Supplements.
8. Ostermann, M. và các cộng sự. (2020), "Controversies in acute kidney injury: conclusions from a Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Conference", Kidney Int. 98(2), tr. 294-309.