ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CẢI THIỆN CHỈ SỐ LIPID MÁU CỦA BÀI THUỐC BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA GIA GIẢM TRÊN BỆNH NHÂN CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU

Nguyễn Thị Kim Yến1,2,, Lê Minh Hoàng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lipid là một yếu tố nguy cơ mắc của rất nhiều các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch và chuyển hóa. Việc phối hợp thuốc y học hiện đại và y học cổ truyền trong kiểm soát rối loạn lipid máu là một xu hướng được nhiều nhà lâm sàng quan tâm vì nó làm tác dụng điều trị, giảm tác dụng không mong muốn. Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và so sánh tác dụng cải thiện chỉ số lipid máu của bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm kết hợp Atorvastatin 20mg với phác đồ Atorvastatin 20mg đơn thuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 74 bệnh nhân được chẩn đoán và có chỉ định điều trị rối loạn lipid máu được chia thành 2 nhóm, nhóm 1 sử dụng bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang kết hợp Atorvastatin 20mg, nhóm 2 sử dụng Atorvastatin 20mg, điều trị liên tục trong 30 ngày tại bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Cần Thơ từ tháng 2/2023 đến tháng 5/2024. Kết quả: độ tuổi trung bình của bệnh nhân 57,99 ± 11,59 tuổi, tỷ lệ nữ giới gấp 1,96 lần nam giới, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 48,65%, béo phì độ I là 40,5%. Phác đồ phối hợp bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm và Atorvastatin 20mg có tác dụng cải thiện chỉ số lipid máu (p<0,01) sau 30 ngày điều trị tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thông kê so với nhóm chứng chỉ dùng đơn thuần Atorvastatin 20mg. Kết luận: Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang có tác dụng cải thiện chỉ số lipid máu và cải thiện triệu chứng thể Tỳ hư đàm thấp theo Y học cổ truyền.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Huy Dung (2000), Rối loạn lipid máu - 22 bài giảng chọn lọc nội khoa tim mạch, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Thùy Linh (2018), Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương từ 9/2017 đến 3/2018, luận văn bác sĩ y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội.
3. Đỗ Linh Quyên (2019), Nghiên cứu độc tính và tác dụng của cao lỏng HVT trên hội chứng rối loạn lipid máu, luận án tiến sĩ y học cổ truyền, Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.
4. Hoàng Khánh Toàn và cộng sự (1999), "Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu thể phong đàm của bài bán hạ bạch truật thiên ma thang (đơn NBT)", Tạp chí y học thực hành, 7(377), tr. 16-18.
5. Nguyễn Thị Trang (2021), Đánh giá tác dụng của bài điều đàm thang trên bệnh nhân rối loạn lipid máu, luận án thạc sĩ y học cổ truyền, trường Đại Học Y Hà Nội.
6. Banach M., Bruckert E., Descamps O. S., et al (2019), "The role of red yeast rice (RYR) supplementation in plasma cholesterol control: A review and expert opinion", Atheroscler Suppl, 39, pp. e1-e8.
7. Thambiah Subashini C. (2017), “Effects of Different Types of Statins on Lipid Profile: A Perspective on Asians”, Int J Endocrinol Metab, 15(2), pp. 1-9.
8. 中華人民共和國衛生部 (2002), "中藥新藥臨床研究指導則", 中國醫藥科技出版社 北京 pp. 85-89.