ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI GIỌNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLIP ĐỘ III, IV TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG CẮT POLIP MŨI

Thị Dung Vũ 1, Thị Bích Đào Phạm 2,3,, Văn Tâm Trần 3, Thị Mai Phương Mai 4
1 Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 Phòng khám Tai Mũi Họng 41/29 Vũ Ngọc Phan-Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm mũi xoang mạn tính có polyp độ III – IV là một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng tới kích thước hốc mũi, khe, hệ thống xoang, ảnh hưởng tới thông khí mũi, các cấu âm mũi và cộng hưởng . Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh và cấu âm ở những đổi tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh nhân chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính, polip mũi độ III và IV, được phẫu thuật nội soi mũi xoang, mở các xoang và cắt polip mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, được phân tích giọng trước và sau phẫu thuật bằng chương trình phân tích âm PRAAT. Kết quả: Tuổi: 45-65 chiếm tỷ lệ 56,7%, Nam 70,0%, nữ: 30,0%. Lý do khám: ngạt tắc mũi: 73,3%, ngủ ngáy 20,0%,giảm hoặc mất ngửi 6,7 %. Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi 93,8%, chảy mũi 63,3%, ngủ ngáy 40,0%,giảm hoặc mất ngửi 43,3%, đau đầu 53,3%, ho kéo dài 26,7%, giảm thị lực 3,3%. Triệu chứng thực thể: màu sắc cuốn mũi nhạt màu 100%, quá phát cuốn dưới 40,0%, thoái hoá cuốn giữa 66,7%. Phân độ polip mũi: III (53,3%), IV (46,7%). Phim CT scan mũi xoang tư thế coronal, axial và sargital: Bít tắc phức hợp lỗ ngách 100%, thoái hoá cuốn 73,3%, xoang hơi cuốn giữa 6,7%,bít tắc khe khứu 60%. Chất giọng: phụ âm mũi (m. n, ng, nh) trước phẫu thuật: Shimmer 9,671%, Jitter 3,984%, HNR 28,123 dB, F0 237Hz, F1 1231Hz, F2 1007Hz. Sau phẫu thuật: Shimmer 5,251%, Jitter 1,984%, HNR 22,003 dB, F0  124Hz,  F1  892Hz, F2  126Hz.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Melfi RS. Communication Disorders: Overview, The Normal Communication Process, Voice Disorders (Dysphonia). Published online November 9, 2019. Accessed June 19, 2020.
2. Arslan F, Polat B, Durmaz A, Birkent H. Effects of Nasal Obstruction due to Nasal Polyposis on Nasal Resonance and Voice Perception. Folia Phoniatr Logop. 2016;68(3):141-143.
3. Dalston RM. Acoustic assessment of the nasal airway. Cleft Palate-Craniofacial J Off Publ Am Cleft Palate-Craniofacial Assoc. 1992;29(6):520-526.
4. Salturk Z, Uyar Y, Atar Y, et al. Subjective Evaluation of Vocal Quality in Nasal Polyposis. Haseki Tıp Bül. 2014;52:278-281.
5. Behrman A, Shikowitz MJ, Dailey S. The Effect of Upper Airway Surgery on Voice. Otolaryngol Neck Surg. 2002;127(1):36-42.
6. Soler ZM, Wittenberg E, Schlosser RJ, Mace JC, Smith TL. Health state utility values in patients undergoing endoscopic sinus surgery. The Laryngoscope. 2011;121(12):2672-2678.
7. Lưu AT. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp. Published online 2018.
8. Acar A, Cayonu M, Ozman M, Eryilmaz A. Changes in Acoustic Parameters of Voice After Endoscopic Sinus Surgery in Patients with Nasal Polyposis. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg Off Publ Assoc Otolaryngol India. 2014;66(4):381-385.
9. Kim YH, Lee SH, Park CW, Cho JH. Nasalance change after sinonasal surgery: analysis of voice after septoturbinoplasty and endoscopic sinus surgery. Am J Rhinol Allergy. 2013;27(1):67-70.