CÁC NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ XÃ HỘI PHỔ BIẾN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kim Xuân Loan1,, Huỳnh Tấn Đạt1, Nguyễn Thị Khánh Chi1, Vũ Châu Giang1, Võ Ý Lan1, Võ Trần Trọng Bình1, Đỗ Văn Dũng1, Phạm Xuân Dũng2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh Viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội ở bệnh nhân ung thư vú cần được quan tâm trong quá trình điều trị bệnh nhằm giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện chất lượng cuộc sống và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Nghiên cứu này mô tả tỷ lệ các nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội được đánh giá theo các mức quan trọng ở bệnh nhân ung thư vú. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 212 bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại bệnh viện ung bướu TPHCM với phương pháp lấy mẫu phân tầng tại các khoa điều trị. Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn với thang đo kết cục đo lường nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội là thang PNI (Psychosocial Need Inventory). Kết quả về nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội cho thấy 3 mục được đánh giá ở mức điểm 4 tương ứng với “quan trọng” hoặc 5 “rất quan trọng” ở bệnh nhân ung thư vú tập trung chủ yếu vào nhu cầu về nhân viên y tế, nhu cầu về thông tin và nhu cầu về trợ giúp. Các nhu cầu về tình cảm, bản thân, thiết thực được đánh giá quan trọng ở mức điểm thấp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Huy T, Thị Kim Ngân M. Đánh giá kết quả điều trị ung thư vú giai đoạn I-III tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. VMJ. 2022;510(2). doi:10.51298/vmj.v510i2.2019
2. Bộ Y tế (2019). Tuổi càng cao, nguy cơ ung thư vú càng lớn, https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/ 7ng11fEWgASC/content/tuoi-cang-cao-nguy-co-ung-thu-vu-cang-lon, ngày truy cập 112/04/2023.
3. Thị Thu Hà T, Thị Thu Hà L, Hoàng Yến N, Thị Hoàng Oanh P. Thực trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư vú điều trị tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. VMJ. 2022; 515(2). doi:10.51298/ vmj.v515i2.2807
4. Vũ Bích Huyền, Phạm Thị Hằng, Đoàn Thị Thùy, Vi Trần Doanh, Trần Bảo Ngọc. Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu – bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và công nghệ đại học Thái Nguyên. 2023; 5:228. doi:https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6461
5. Thị Kim Anh V, Văn Hưởng T, Hồng Chương N, Sơn Giang V, Minh Đức N. Thực trạng trầm cảm, lo âu của người mắc bệnh ung thư điều trị nội trú tại Bệnh Viện Quân Y 175, năm 2019. VMJ. 2022; 514(2). doi:10.51298/vmj. v514i2.2600
6. Vinh N. X., Hà N. T. T., & ThanhT. Đăng (2020). Chất lượng cuộc sống người bệnh và vai trò điều dưỡng trong chăm sóc sau ghép tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2012-2020. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 15(DB11). Truy vấn từ https://tcydls108.benhvien 108.vn/index.php/YDLS/article/view/1476
7. Đinh Thị Linh Chi (2022). Chất lượng cuộc sống và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
8. Tesfaye Y, Agenagnew L, Terefe Tucho G, Anand S, Birhanu Z, Ahmed G, Getenet M, Yitbarek K. Attitude and help-seeking behavior of the community towards mental health problems. PLoS One. 2020 Nov 12;15(11): e0242160. doi: 10.1371/journal.pone.0242160. PMID: 33180818; PMCID: PMC7660493.
9. Sloan Alyssa Grace, Knowles Amy J Journal of Communication in Healthcare (2013) "Improving communication between healthcare providers and cancer patients: A pilot study". 6 (4), 208-215
10. McIllmurray MB, Thomas C, Francis B, Morris S, Soothill K, Al-Hamad A. The psychosocial needs of cancer patients: findings from an observational study. Eur J Cancer Care (Engl). 2001;10(4):261-269. doi:10.1046/j.1365-2354.2001.00280.