NGHIÊN CỨU HIỆN DIỆN GEN MECA, MECI VÀ MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH METHICILLIN CỦA VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Lê Nguyễn Ngọc Thùy1,, Trần Đỗ Hùng2, Trương Hoài Phong3
1 Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đị học Cửu Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Staphylococcus aureus là một trong những căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện. Cơ chế đề kháng kháng sinh nhóm β-lactam gồm khả năng sản xuất β- lactamase của vi khuẩn và sự hiện diện của gen mecA trong đó cơ chế đề kháng do gen được xem là quan trọng hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đột biến gen mecA, mecI và mức độ đề kháng của vi khuẩn Staphylococcus aureus phân lập tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023-2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, số liệu thu thập cỡ mẫu 81 chủng S.aureus, thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: Phân lập được 81 chủng S. aureus trong đó có 65 chủng có kiểu hình đề kháng và PCR dương tính  với mecA, 16 chủng dương tính với mecI. Có mối liên quan giữa chủng vi khuẩn mang gen MecA hay mecI với một số đặc điểm trên bệnh nhân như: tuổi, giới tính và tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn. Kết luận: Tỷ lệ lưu hành đáng kể của gen mec đã được tìm thấy trong số MRSA phân lập từ các mẫu bệnh phẩm, có khả năng là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở MRSA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cutting S. M. and Horn P. B. V. (1990). Genetic Analysis. Molecular Biological Methods for Bacillus. C. R. Harwood and S. M. Cutting. Chichester, England, John Wiley & Sons Ltd: 27-74.
2. McCallum N. et al. (2010). Regulation of antibiotic resistance in Staphylococcus aureus International Journal of Medical Microbiology 300: 118–129 121
3. Murakami, K., Minadime W., Wanda K., Nakamura E., Teraoka H., and Watanabee S. (1991). Identification of methicillin-resistant strains of staphylococci by polymerase chain reaction. J. Clin. Microbiol. 29:2240-2244.
4. Nagarajan Abimannanet al. (2019), Clonal clusters and virulence factors of methicillin-resistant Staphylococcus Aureus: evidence for community-acquired methicillin-resistant S. Aureusinfiltration into hospital settings in Chennai, South India, Indian journal of medical microbiology. 37(3), tr. 326 336.
5. Sharma VK, Hackbarth CJ, Dickinson TM, Archer GL., (1998) Interaction of native and mutant MecI repressors with sequences that regulate mecA, the gene encoding penicillin binding protein 2a in methicillin-resistant staphylococci. J Bacteriol. Apr;180(8):2160-6.
6. Stijn Blotet al. (2022), Healthcare-associated infections in adult intensive care unit patients: Changes in epidemiology, diagnosis, prevention and contributions of new technologies, Intensive and Critical Care Nursing. 70, tr. 103227.
7. Voss A., Doebbeling N.B. (1995). The worldwide prevalence of methicillin-resistant Staphylococcus aureus. International Journal of Antimicrobial Agents 5:101-106.
8. Upama Gaireet al. (2021), Antibiotic Susceptibility, Biofilm Production, and Detection of mec A Gene among Staphylococcus aureus Isolates from Different Clinical Specimens, Diseases. 9(4), tr. 80.