NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI PHẪU THUẬT NỘI SOI VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm ruột thừa cấp ở người cao tuổi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 68 bệnh nhân ≥ 60 tuổi được khám, chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tại Khoa Ngoại Tổng Quát - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 03 năm 2024. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Nhiệt độ < 37,50C (86,3%), tần số mạch 81 - 100 l/p (74,0%), huyết áp ≤ 130 mmHg (60,3%), vị trí đau tại hố chậu phải 100%; đau âm ĩ, liên tục 86,3%, điểm đau Mac Burney 91,8%; phản ứng thành bụng 78,1%; vị trí khởi phát đau tại hố chậu phải 68,5%, sức khỏe trước mổ của bệnh nhân đều tốt (ASA1: 31,5%; ASA2: 49,3%). Đặc điểm cận lâm sàng: số lượng bạch cầu > 10 G/L (74,0%), kích thước ruột thừa ≥ 8 mm (68,5%), có phản ứng viêm rõ (61,6%), ruột thừa ở vị trí bất thường (tiểu khung) là 1,4%, phát hiện dịch ổ bụng là 63%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm ruột thừa, phẫu thuật nội soi, lâm sàng, cận lâm sàng.
Tài liệu tham khảo

2. Moeung Sivutra, Tran Hoc, Nguyễn Đức et al. (2023), “Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp ở người cao tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai,” vol. Số đặc biệt (2022), pp. 435-441.

3. Phạm Văn Lình, Võ Văn Tiệp (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa ở người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018,” Tạp chí Y dược học Cần Thơ, vol. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.

4. A. Inal, T. Akman, S. Yaman et al. (2014), “Pathologic and clinical characteristics of elderly patients with breast cancer: a retrospective analysis of a multicenter study (Anatolian Society of Medical Oncology),” Int Surg, vol. 99, no. 1, pp. 2-7.

5. B. A. Birnbaum, and S. R. Wilson (2000), “Appendicitis at the millennium,” Radiology, vol. 215, no. 2, pp. 337-48.

6. E. Duke, B. Kalb, H. Arif-Tiwari et al. (2016), “A Systematic Review and Meta-Analysis of Diagnostic Performance of MRI for Evaluation of Acute Appendicitis,” AJR Am J Roentgenol, vol. 206, no. 3, pp. 508-17.

7. Manon Viennet, Solène Tapia, Jonathan Cottenet et al. (2023), “Increased risk of colon cancer after acute appendicitis: a nationwide, population-based study,” eClinicalMedicine, vol. 63, pp. 102196.
