NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HẠ GLUCOSE MÁU MAO MẠCH Ở SƠ SINH BỆNH LÝ TRƯỚC ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Trần Quốc Huy1,, Nguyễn Thị Kiều Nhi1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hạ glucose máu thường xảy ra trong những giờ đầu đời, việc phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ giảm thiểu biến chứng cho trẻ sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỷ lệ trẻ sơ sinh bệnh lý nhập viện trước điều trị có hạ glucose máu theo phân loại sơ sinh theo dựa vào cân nặng và tuổi thai, theo mô hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 120 trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến 06/2023 tại Phòng Hồi sức sơ sinh – khoa sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ được làm xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường ngay thời điểm nhập khoa điều trị. Kết quả: Tỷ lệ hạ glucose máu trước điều trị 34,2% có sự khác biệt hạ đường máu giữa 2 nhóm có xử trí và không xử trí ở tuyến trước (p=0,003). Tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng có hạ glucose máu chiếm 86,5% và đủ tháng có hạ glucose máu chiếm 13,5% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng nhỏ và lớn với tuổi thai (SGA và LGA) có tỷ lệ hạ đường máu cao hơn trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng phù hợp với tuổi thai (AGA) với p=0,004. Mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh có hạ glucose máu trước điều trị giai đoạn sơ sinh sớm bao gồm suy hô hấp không do nhiễm trùng (48,8%), nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ thai (41,5%), đa hồng cầu (24,4%), dị tật bẩm sinh (39%), vàng da tăng bilirubin gián tiếp (7,3%), sanh ngạt (2,4%). Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Loại sơ sinh đẻ non cân nặng lớn và cân nặng thấp so tuổi thai có tỷ lệ  hạ glucose máu trước điều trị cao hơn các loại sơ sinh còn lại

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. nguyễn thị thanh bình và võ ngọc việt (2023), "nghiên cứu tình trạng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh bệnh lý có cân nặng thấp", tạp chí y học việt nam. 524(1b).
2. trần thị huỳnh như và các cộng sự. (2022), "nghiên cứu bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ-thai tại khoa nhi sơ sinh bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ năm 2020-2022", tạp chí y dược học cần thơ(52), tr. 16-23.
3. Trần Thị Anh Thương, Bùi Văn Đức và Nguyễn Phú Đạt (2022), "Một số yếu tố liên quan đến hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Y học Việt Nam. 520(1B).
4. Deborah L Harris, Philip J Weston và Jane E Harding (2012), "Incidence of neonatal hypoglycemia in babies identified as at risk", The Journal of pediatrics. 161(5), tr. 787-791.
5. William W Hay và các cộng sự. (2018), "Nutrient delivery and metabolism in the fetus", Textbook of diabetes and pregnancy, CRC Press, tr. 34-48.
6. Nikki A Mitchell và các cộng sự. (2020), "Incidence and risk factors for hypoglycemia during fetal-to-neonatal transition in premature infants", Frontiers in pediatrics. 8, tr. 34.
7. J Mugalu và các cộng sự. (2006), "Aetiology, risk factors and immediate outcome of bacteriologically confirmed neonatal septicaemia in Mulago hospital, Uganda", African health sciences. 6(2), tr. 120-126.
8. Aanchal Saini, Bablu Kumar Gaur và Parvinder Singh (2018), "Hypoglycemia in low birth weight neonates: frequency, pattern, and likely determinants", Int J Contemp Pediatrics. 5(2), tr. 7.