ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC VÀ CHỨC NĂNG NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH CÓ SUY GIẢM TRÍ NHỚ

Nguyễn Thị Thuý Duy1,, Lương Phan Bảo Duy2, Trần Công Thắng3
1 Trường Y Dược – Trường Đại học Trà Vinh
2 Bệnh viện 30-4
3 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ đang ngày càng là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng ở người cao tuổi. Các nghiên cứu gần đây ghi nhận có sự gia tăng đáng kể số lượng người bệnh sa sút trí tuệ đến khám tại các cơ sở y tế với than phiền suy giảm trí nhớ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tầm soát và chẩn đoán sớm suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học và đánh giá chức năng nhận thức người bệnh bằng thang điểm MMSE giúp có cái nhìn toàn diện về mô hình bệnh tật của bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm nhân khẩu học và đánh giá chức năng nhận thức của người bệnh suy giảm nhận thức bằng thang điểm MMSE tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 100 người bệnh có than phiền giảm trí nhớ đến khám tại Phòng khám Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,9; nhỏ nhất là 60 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi.  Giới nữ chiếm ưu thế, tỉ lệ nữ/nam = 1,56/1. Trình độ học vấn cấp 1 chiếm 31%. Nhóm nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là nông dân với 37%. Trong các tình trạng bệnh lý đi kèm, tăng huyết áp chiếm 63%. Có 90% người tham gia nghiên cứu có suy giảm nhận thức. Có sự khác biệt giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp giữa nhóm có suy giảm nhận thức và nhóm không suy giảm nhận thức (p <0,05). Kết luận: Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ là bệnh lý thường gặp ở nhóm người cao tuổi, ưu thế ở nữ giới và nhóm người có trình độ học vấn thấp. Đánh giá chức năng nhận thức bằng thang điểm MMSE trên người có than phiền suy giảm trí nhớ, ở điểm cắt 25 ghi nhận 90% các trường hợp có suy giảm chức năng nhận thức bao gồm cả suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lưu Thị Vân Trang, Nguyễn Thị Mai Thơ, Vũ TC, Trịnh Xuân Nam, Trần Bá Biên và cộng sự (2003). “Tỷ lệ sa sút trí tuệ theo thang điểm MINI – COG ở người bệnh tại Khoa Nội A, Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An năm 2023”. VMJ. 530(1). doi:10.51298/vmj. v530i1.6608
2. Nguyễn Kim Việt (2009). “Nghiên cứu đặc điểm sa sút trí tuệ tại cộng đồng”. Tạp chí Y Học Thực Hành. 10(679), pp. 16-18.
3. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, Nguyễn Trần Tố Trân và cộng sự (2021). “Tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ, sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan theo thang điểm MoCA ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám lão khoa, Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 25(2), pp. 182-187.
4. Nguyễn Vân Anh, Phạm Thành Trung, Tống Mai Trang và cộng sự (2022). “Giá trị tầm soát sa sút trí tuệ khi kết hợp thang điểm MMSE và thang vẽ đồng hồ (CDT)”. Tạp chí Y học Việt Nam. 10(679), pp. 328-333.
5. Canavan M, O’Donnell MJ (2022). “Hypertension and Cognitive Impairment: A Review of Mechanisms and Key Concepts”. Front Neurol.13. Accessed September 15, 2023.
6. Han F, Luo C, Lv D, Tian L, Qu C (2022). “Risk Factors Affecting Cognitive Impairment of the Elderly Aged 65 and Over: A Cross-Sectional Study”. Front Aging Neurosci.14:903794. doi:10.3389/fnagi.2022.903794
7. Peterson DJ, Gargya S, Kopeikin KS, Naveh-Benjamin M (2017). “The impact of level of education on age-related deficits in associative memory: Behavioral and neuropsychological perspectives”. Cortex. 91,pp. 9-24. doi:10.1016/ j.cortex.2016.12.020
8. Ungvari Z, Toth P, Tarantini S, et al (2021). “Hypertension-induced cognitive impairment: from pathophysiology to public health”. Nature Reviews Nephrology.17(10),pp.639-654. doi: 10.1038/s41581-021-00430-6