THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TRƯỚC KHI VÀO VIỆN Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN QUỐC GIA

Lê Thị Thanh Huyền1,, Đặng Thị Mai1, Phạm Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Ngọc1, Nguyễn Minh Phúc1, Đồng Thị Hảo1, Nguyễn Thị Hoàng Yến1, Nguyễn Thị Thành Đạt1, Đoàn Thị Thu Huyền2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả thực trạng tuân thủ điều trị trước khi vào viện ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bạch Mai. Đây là một nghiên cứu cắt ngang trên 121 người bệnh RLCXLC tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy: người bệnh có tuổi trung bình là 41,78 ± 15,77, phần nhiều là nữ giới (59,5%), có mức độ không tuân thủ cao. Trong đó, mức độ tuân thủ kém có tỷ lệ 36,4% và mức độ tuân thủ trung bình là 19,8%. Điểm tuân thủ trung bình theo thang Morisky là 5,63 ± 2,83 (0 – 8). Lý do bỏ thuốc ở những người bệnh không tuân thủ điều trị chủ yếu là do tác dụng không mong muốn của thuốc (56,4%), không nhớ uống thuốc do: đi chơi, đi làm hoặc công việc quá bận (46,2%) và hết thuốc chưa đi lĩnh (41,3%). Từ các kết quả có thể thấy cần tăng cường giáo dục kiến thức về bệnh và thực hành tuân thủ điều trị cho người bệnh RLCXLC

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Loots E., Goossens E., Vanwesemael T. và cộng sự. (2021). Interventions to Improve Medication Adherence in Patients with Schizophrenia or Bipolar Disorders: A Systematic Review and Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health, 18(19), 10213.
2. Levin J.B., Aebi M.E., Howland M. và cộng sự. (2020). The Relationship between Medication Attitudes and Medication Adherence Behavior in Adults with Bipolar Disorder. J Nerv Ment Dis, 208(2), 87–93.
3. McDonnell P.J. và Jacobs M.R. (2002). Hospital Admissions Resulting from Preventable Adverse Drug Reactions. Ann Pharmacother, 36(9), 1331–1336.
4. Osterberg Lars và Blaschke Terrence (2005). Adherence to Medication. N Engl J Med, 353(5), 487–497.
5. Selvakumar N., Menon V., và Kattimani S. (2018). A Cross-sectional Analysis of Patterns and Predictors of Medication Adherence in Bipolar Disorder: Single Center Experience from South India. Clin Psychopharmacol Neurosci, 16(2), 168–175.
6. Belete H., Ali T., và Legas G. (2020). Relapse and Clinical Characteristics of Patients with Bipolar Disorders in Central Ethiopia: A Cross-Sectional Study. Psychiatry J, 2020, 8986014.
7. Kroon J.S., Wohlfarth T.D., Dieleman J. và cộng sự. (2013). Incidence rates and risk factors of bipolar disorder in the general population: a population-based cohort study. Bipolar Disord, 15(3), 306–313.
8. Diflorio A. và Jones I. (2010). Is sex important? Gender differences in bipolar disorder. Int Rev Psychiatry Abingdon Engl, 22(5), 437–452.
9. Chakrabarti S. (2016). Treatment-adherence in bipolar disorder: A patient-centred approach. World J Psychiatry, 6(4), 399–409.
10. Kim Bảo Giang (2017). Tuân thủ điều trị dùng thuốc ở người bệnh tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê, Phú Thọ năm 2015-2016. Ạp Chí Tế Công Cộng, 44, 30–35.