TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Ở NGƯỜI BỆNH TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH

Trần Thanh Vỹ1,2, Huỳnh Kim Thông1,, Huỳnh Thúy Vy1, Hồ Tất Bằng1,2, Lâm Thảo Cường1,2
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM,

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu ở người bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 77 người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, sử dụng thang đánh giá Trầm cảm và lo âu bệnh viện (Hospital Anxiety and Depression Scale). Kết quả: Độ tuổi trung vị là 71 tuổi (65-76). Nam giới chiếm 71,43%. Tỷ lệ trầm cảm và lo âu lần lượt là 25,97% và 23,38%. Trong các trường hợp trầm cảm, mức độ nhẹ, vừa và nặng chiếm tỷ lệ lần lượt là 60%, 25% và 15%. Tương tự, mức độ nhẹ, vừa và nặng của lo âu lần lượt là 77,78%; 16,67% và 5,55%. Kết luận: Người bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới mạn tính đa số là nam giới nhập viện điều trị khi đã xuất hiện những biến chứng như loét và hoại tử chi. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu ở người bệnh cao hơn đáng kể so với dân số chung. Việc triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện là vô cùng cần thiết để điều trị kịp thời và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Long, Phạm Nguyên Sơn, Nguyễn Hồng Tốt, Võ Thành Nhân (2022), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ và tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh động mạch chi dưới mạn tính", Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 17(2). https://doi.org/10.52389/ydls.v17i2.1140
2. Trần Xuân Thủy (2021), Nghiên cứu giá trị của chỉ số ABI và kết quả điều trị của ticagrelor trên các bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Aragão, J. A., et al. (2019), "Anxiety and depression in patients with peripheral arterial disease admitted to a tertiary hospital", J Vasc Bras. 18, p. e20190002.
4. Brostow, D. P., et al. (2017), "Depression in patients with peripheral arterial disease: A systematic review", Eur J Cardiovasc Nurs. 16(3), pp. 181-193.
5. Song, P., et al. (2019), "Global, regional, and national prevalence and risk factors for peripheral artery disease in 2015: an updated systematic review and analysis", Lancet Glob Health. 7(8), pp. e1020-e1030.
6. Thomas, M., et al. (2020), "Mental health concerns in patients with symptomatic peripheral artery disease: Insights from the PORTRAIT registry", J Psychosom Res. 131, p. 109963.
7. Zigmond, A. S. and Snaith, R. P. (1983), "The hospital anxiety and depression scale", Acta Psychiatr Scand. 67(6), pp. 361-70.