ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là bệnh viêm mạn tính có thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở đường tiêu hóa. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh được tiến hành trên 61 trẻ em mắc viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/07/2023 đến 31/03/2024. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng (75,4%), thay đổi tính chất phân (49,2%) và sụt cân (39,3%). Tỷ lệ các biến chứng xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột lần lượt là 16,4% và 6,6%. Tổn thương trên nội soi thường gặp là xung huyết, lần sần hạt, đốm đỏ và loét. Tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi được quan sát thấy ở 31 bệnh nhân (50,8%). Tăng IgE máu và calprotectin phân chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,8% và 24,1%. 8,6% có hình ảnh nội soi bình thường nhưng thâm nhiễm bạch cầu ái toan trên mô bệnh học. 13% bệnh nhân viêm thâm nhiễm bạch cầu ái toan đồng thời nhiều vị trí trên đường tiêu hóa
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan, trẻ em, nội soi, mô bệnh học.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Nguyễn Thị Việt Hà. Đặc điểm lâm sàng và tổn thương trên nội soi của trẻ bị bệnh ruột viêm tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020; 128 (4)
3. Canting Guo, Bruce S Bochner. Workup for eosinophilia. Allergy Asthma Proc 2019 Nov 1; 40 (6): 429-432.
4. Evan S. Dellon, Nirmala Gonsalves, Marc E. Rothenberg, et al. Determination of biopsy yield that optimally detects eosinophilic gastritis and/or duodenitis in a randomized trial of Lirentelimab. Clin Gastroenterol Hepatol Off Clin Pract J Am Gastroenterol Assoc. 2022; 20(3).
5. Koutri E, Papadopoulou A. Eosinophilic gastrointestinal diseases in childhood. Ann Nutr Metab. 2018; 73(Suppl. 4): 18-28.
6. Pesek RD et al. Increasing Rates of diagnosis, substantial co-occurrence, and variable treatment patterns of eosinophilic gastritis, gastroenteritis, and colitis based on 10-year data across a multicenter consortium. Am J Gastroenterol. 2014; 114(6): 984
7. Reed C, Woosley JT, Dellon ES. Clinical characteristics, treatment outcomes, and resource utilization in children and adults with eosinophilic gastroenteritis. Dig Liver Dis.2015 ; 47(3): 197–201.
8. Talley NJ, Shorter RG, Phillips SF, et al. Eosinophilic gastroenteritis: a clinicopathological study of patients with disease of the mucosa, muscle layer, and subserosal tissues. Gut. 1990; 31(1): 54.
9. Tien FM, Wu JF, Jeng YM, et al. Clinical features and treatment responses of children with eosinophilic gastroenteritis. Pediatr Neonatol. 2011; 52(5): 272-8
10. Yoshikazu Kinoshita and Tsuyoshi Sanuki. Review of non-eosinophilic esophagitis-eosinophilic gastrointestinal disease (Non-EoE EGID) and a case series of twenty-eight affected patients. Biomolecules. 2022; 13, 1417.