ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRẺ BỊ VIÊM PHỔI CÓ PCR ADENOVIRUS DƯƠNG TÍNH TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vũ Thi Minh1, Nguyễn Thành Nam2, Nguyễn Thị Thuý Hoà2, Trần Tiến Đạt1, Pham Văn Đếm1,2,
1 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của viêm phổi do Adenovirus tại Trung tâm Nhi – Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 50 trẻ được chẩn đoán viêm phổi có PCR Adenovirus (+) trong dịch tỵ hầu từ tháng 9/2022 đến 11/2022 điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái = 31/19, trong đó trẻ >12 tháng tuổi chiếm 82%. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất ho (94%), sốt (92%), nôn (60%), viêm kết mạc (40%), khó thở (24%). Thở nhanh là triệu chứng thực thể thường gặp nhất (38%), các triệu chứng thực thể khác ít gặp hơn là nhịp tim nhanh (32%), khó thở (24%). Nghe phổi có triệu chứng rales tại phổi (86%), trong đó rales ẩm tại phổi chiếm cao nhất với tỷ lệ 54%, rales rít, rales ngáy (32.2%). Tất cả bệnh nhi đều có tình trạng tăng bạch cầu (>10G/l), trong đó có 3 bệnh nhi có số lượng bạch cầu >30G/L (6%). Trong khi tỉ lệ chỉ số tiểu cầu bình thường khá cao (72%). Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện tăng CRP chiếm 56%. Nuôi cấy dịch tỵ hầu cho thấy tỉ lệ âm tính lên tới 80%. Vi khuẩn hay gặp nhất là Haemophilus influenzae, sau đó là Klebsiella pneumoniae và Streptococcus pneumoniae. XQ ngực thẳng với hình ảnh tổn thương chủ yếu là đông đặc phổi và mờ lan tỏa hai phổi chiếm tỷ lệ lần lượt 51% và 43%. Tổn thương trên CT thấy trên 20% bệnh nhi. Trong đó chủ yếu là tình trạng đông đặc hai phổi chiểm tỷ lệ 8/10 chiểm 16% trong tổng số 50 bệnh nhi. Kết luận: Viêm phổi do Adenovirus hay gặp ở bệnh nhi < 12 tháng tuổi, chủ yếu trẻ nam. Các triệu chứng nổi bật là ho, sốt kéo dài và rale ẩm 2 phổi. Hầu hết bệnh nhi có tăng bạch cầu và CRP, đồng nhiễm vi sinh vật và viêm phổi nặng. Hình ảnh trên X quang, CT chủ yếu là tình trạng đông đặc phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global, regional, and national causes of under-5 mortality in 2000-15: an updated systematic analysis with implications for the Sustainable Development Goals - PubMed.
2. Jain S., Williams D.J., Arnold S.R. et al 2015), Community-acquired pneumonia requiring hospitalization among U.S. children. N Engl J Med, 372(9), 835–845.
3. Wu P.-Q., Zeng S.-Q., Yin G.-Q. et al (2020), Clinical manifestations and risk factors of adenovirus respiratory infection in hospitalized children in Guangzhou, China during the 2011–2014 period. Medicine (Baltimore), 99(4), 185-284.
4. Pneumonia in Children Statistics. UNICEF DATA, accessed: 15/02/2024.
5. WHO, World Health Statistics. World Health Organization. World Health Organization 2015.
6. Le Thi Hong Hanh, Nguyen Thi Thu Nga, Tran Duy Vu et al, (2023), Adenovirus pneumonia in childen at the pulmonary and respiratory care center of national children’s hospital in 2022, Vietnam Medical Journal, 207, 8-13.
7. Phung Thi Bich Thuy, (2023), Determination of adenovirus infection in children by real time pcr and description of its characteristics at the national pediatrics hospital in 2018, Vietnam Medical Journal, 115(6), 73-79.
8. Ampuero J.S., Ocaña V., Gómez J. et al. (2012). Adenovirus Respiratory Tract Infections in Peru. PLoS One, 10, 468-498.
9. Shieh W.-J. (2022). Human adenovirus infections in pediatric population - An update on clinico–pathologic correlation. Biomed J, 45(1), 38–49.
10. Nguyen Thi Mai Thuy (2020). Research on Research epidemiology, Clinical Manifestation and Laboratory Findings of Severe Adenovirus Pneumonia in the Intensive Care Unit of Thanh Hoa Pediatric Hospital in the ICU of Thanh Hoa Pediatric Hospital, Vietnam Medical Journal,194, 51-58.