DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH CÚM MÙA Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG

Bùi Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thị Diệu Thúy2,, Nguyễn Thị Thu Hiền3, Nguyễn Thị Hoàng Anh1, Đặng Thị Hà1
1 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng bệnh cúm mùa ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2023-2024. Đối tượng: Nghiên cứu bao gồm 151 bệnh nhi được chẩn đoán cúm mùa điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương từ 1/7/2023 đến 31/3/2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 44,69 tháng (1,3 - 164,4 tháng tuổi), trong đó trẻ em từ 12-60 tháng tuổi là nhóm tuổi hay gặp. Tỷ lệ nhiễm cúm A là 89,4%, cúm B là 10,6%. Tỷ lệ mắc nhiều nhất trong năm là vào mùa đông. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là sốt cao (98,7%), nhiệt độ trung bình là 39,17 ± 0,7 °C, ho (80,1%), chảy mũi (53%). Các triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, co giật, nôn, tiêu chảy ít phổ biến hơn. Cận lâm sàng: 32,2% bệnh nhân có bạch cầu tăng và 4,7% có giảm bạch cầu. 76,4%  không tăng CRP (<10 mg/L). Kết luận: Độ tuổi hay gặp nhiễm cúm là bệnh nhân nhi 12-60 tháng. Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng  thường gặp không đặc hiệu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2011) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa.
2. World Health Organization (2024) Influenza (seasonal).
3. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế. Khuyến cáo phòng, chống cúm mùa 2015.
4. Vũ Thị Ánh Hồng, Nguyễn Ngọc Sáng, Tô Thanh Hương. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm mùa tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Tạp Chí Y Học Việt Nam Tập 503-Tháng 6 - Số Đặc Biệt - Phần 2 - 2021.
5. Lê Thị Thanh Huyền. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị bệnh cúm ở trẻ em tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh. Tạp Chí Y Học Việt Nam Tập 536-Tháng 3-Số 2- 2024.
6. Chong CY, Yung CF, Gan C, et al. The burden and clinical manifestation of 7. Watanabe S, Hoshina T, Kojiro M, Kusuhara K. The recent characteristics of influenza-related hospitalization in Japanese children. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2021;40(9):2011-2015. doi:10.1007/s10096-021-04208-3
7. Chen Y, Leng K, Lu Y, et al. Epidemiological features and time-series analysis of influenza incidence in urban and rural areas of Shenyang, China, 2010–2018. Epidemiol Infect. 2020; 148:e29. doi:10.1017/S0950268820000151
8. Sam IC, Abdul-Murad A, Karunakaran R, et al. Clinical features of Malaysian children hospitalized with community-acquired seasonal influenza. Int J Infect Dis. 2010;14:e36-e40. doi:10.1016/j.ijid.2009.10.005