KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN VIÊM TỤY CẤP TÁI PHÁT, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH

Pham Đỗ Thục Anh1, Nguyễn Trường Sơn1,2,, Đào Việt Hằng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Khảo sát nguyên nhân viêm tụy cấp tái phát (VTC) (2) Tìm hiểu mối liên quan giữa nguyên nhân (NN) viêm tụy cấp tái phát với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ nặng của bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 106 bệnh nhân viêm tụy cấp tái phát được điều trị trong thời gian 8/2023 đến 4/2024. Kết quả: Tỷ lệ các nguyên nhân gây viêm tụy cấp tái phát theo nhóm: tăng triglyceride (TG) (50%); rượu (27,4%); sỏi mật (8,5%); nguyên nhân khác (14,1%). Số lượng nam giới chiếm ưu thế ở nhóm do rượu, do tăng triglyceride và nhóm khác. Bệnh nhân viêm tụy cấp tái phát do tăng triglyceride có nồng độ calci máu toàn phần thấp hơn các nhóm còn lại (P = 0,011). Viêm tụy cấp tái phát do rượu có nồng độ PH thấp nhất và nồng độ CRP cao nhất trong 4 nhóm (P=0,023; P = 0,004). Nhóm nguyên nhân viêm tụy cấp tái phát do sỏi mật có nồng độ AST cao hơn hẳn các nhóm còn lại (P = 0,036). Bệnh nhân có số lần mắc viêm tụy cấp lớn hơn hai có nồng độ calci thấp hơn những bệnh nhân mới có 1 lần VTC tái phát (P= 0,025). Mức độ nặng của viêm tụy cấp tái phát được đánh giá bởi phân loại Atlanta sửa đổi 2012, thang điểm CTSI và thang điểm IMRIE đều không có sự biệt đáng kể giữa các nguyên nhân. Kết luận: Viêm tụy cấp do tăng Triglyceride là nguyên nhân thường gặp nhất. Bệnh nhân bị viêm tụy cấp tái phát từ hai lần trở lên có nồng độ calci máu thấp hơn những bệnh nhân có một lần tái phát viêm tụy cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Working Group IAP/APA Acute Pancreatitis Guidelines. IAP/APA evidence-based guidelines for the management of acute pancreatitis. Pancreatology. 2013;13(4 Suppl 2):e1-15.
2. Iannuzzi JP et al. Global Incidence of Acute Pancreatitis Is Increasing Over Time: A Systematic Review and Meta-Analysis. Gastroenterology. 2022 Jan;162(1):122–34.
3. Sankaran SJ et al. Frequency of progression from acute to chronic pancreatitis and risk facdtors: a meta-analysis. Gastroenterology. 2015 Nov;149(6):1490-1500.e1.
4. Sadr-Azodi O et al. Pancreatic Cancer Following Acute Pancreatitis: A Population-based Matched Cohort Study. Am J Gastroenterol. 2018 Nov;113(11):1711–9.
5. Khurana V, Ganguly I. Recurrent acute pancreatitis. JOP. 2014 Sep 28;15(5):413–26.
6. Li S et al. Recurrence rates and risk factors for recurrence after first episode of acute pancreatitis: A systematic review and meta-analysis. European Journal of Internal Medicine. 2023 Oct 1;116:72–81.
7. Saxena R et al. Clinical, Biochemical, and Radiological Correlation in the Severity of Acute Pancreatitis: A Retrospective Study. Cureus. 15(2):e34996.
8. Hoàng Văn Chương, Lê Phương Thảo và cộng sự. Khảo sát nguyên nhân viêm tụy cấp và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh tại trung tâm tiêu hóa gan mật - bệnh viện bạch mai. Vmj . 2023 Jul 5;527(2).
9. Võ Duy Thông và cộng sự. Viêm tuỵ cấp do rượu và do tăng triglyceride máu: mức độ nặng và kết cục lâm sàng. Vmj. 2021 Jun 2;499(1–2).
10. Sun H et al. Gender and metabolic differences of gallstone diseases. World J Gastroenterol. 2009 Apr 21;15(15):1886–91.