KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GẮN SẮT TOÀN PHẦN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI

Bùi Văn Tuấn1,, Đặng Thành Chung1, Lê Việt Thắng1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát khả năng gắn sắt toàn phần huyết tương (Total iron binding capacity - TIBC)  và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 157 bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và 54 người bình thường tương đồng về tuổi và giới tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023. Thu thập đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu, nồng độ TIBC huyết tương được định lượng bằng phương pháp ELISA. Kết quả: Nồng độ TIBC trung bình nhóm bệnh 51,61 (21,69 – 73,03) (µmol/l) thấp hơn nhóm chứng là 70,39 (47,31 – 90,19) (µmol/l) với p < 0,001.Tỷ lệ BN giảm TIBC huyết tương là 28,7%. Tỷ lệ giảm TIBC ở nam là 36,1%, cao hơn ở nữ là 20,3% với p < 0,05.  Nồng độ TIBC liên quan đến tuổi, tuổi ≥ 60 tỷ lệ giảm TIBC cao nhất với p < 0,05. Nồng độ TIBC tương quan thuận với nồng độ Protein (r = 0,213, p < 0,01). Nồng độ TIBC tương quan thuận với số lượng Hồng cầu (r = 0,192, p < 0,05), Hemoglobin (r = 0,229, p < 0,005) và với Hematocrit (r = 0,215, p < 0,01). Kết luận: Nồng độ TIBC huyết tương giảm ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Nồng độ TIBC huyết tương liên quan đến giới tính, tuổi. Nồng độ TIBC tương quan thuận với nồng độ Protein và các chỉ số hồng cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gluba-Brzózka, A., et al (2020), The Influence of Inflammation on Anemia in CKD Patients.21(3): p. 725.
2. Portolés, J., et al (2021), Anemia in Chronic Kidney Disease: From Pathophysiology and Current Treatments, to Future Agents. Front Med (Lausanne), 8: p. 642296.
3. KDIGO (2012), Clinical Practice Guideline for anemia in chronic kidney disease. Kidney International, 2: p. 279-335.
4. KDIGO (2012), Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease. Kidney-international,.3: p. 5-8.
5. Li, J., et al (2015), Genome-wide admixture and association study of serum iron, ferritin, transferrin saturation and total iron binding capacity in African Americans. Hum Mol Genet, 24(2): p. 572-81.
6. Nguyễn Văn Hùng và cs (2018), Nghiên cứu nồng độ sắt, ferritin và khả năng gắn sắt toàn phần trong huyết tương ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế thận. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
7. Goyal, H., et al (2017), Study of anemia in nondialysis dependent chronic kidney disease with special reference to serum hepcidin. Indian J Nephrol, 27(1): p. 44-50.
8. Phan Thế Cường và cs (2015), Đánh giá biến đổi nồng độ ferritin và độ bão hòa transferrin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn tính có chỉ định lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y học Việt Nam, 433(2): p. 18-23.
9. Trần Thị Thuận (2010), Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin, transferrin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn III - IV. Luận án Thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
10. Ikeda-Taniguchi, M., et al (2022), Total iron binding capacity is a predictor for muscle loss in maintenance hemodialysis patients. Clin Exp Nephrol,26(6): p. 583-592.