NỒNG ĐỘ ADIPONECTIN HUYẾT THANH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH

Pham Trường An1, Nguyễn Thị Hồng Chuyên2,
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ Adiponectin huyết thanh và các yếu tố liên quan với các đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân mày đay mạn tính (MĐMT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 40 bệnh nhân MĐMT đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh năm 2019-2020 và 20 người trong nhóm đối chứng. Kết quả: Nồng độ Adiponectin huyết thanh ở những bệnh nhân MĐMT và nhóm đối chứng có trung vị lần lượt là 4480ng/ml (khoảng tứ phân vị 3307,5-6050ng/ml) và 5110ng/ml (khoảng tứ phân vị 3432,5-7172,5ng/ml). Nồng độ Adiponectin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân MĐMT có BMI ≥ 23kg/m2 và BMI < 23kg/m2 có trung vị lần lượt là 3720ng/ml (khoảng tứ phân vị 2980-5205ng/ml) và 5230ng/ml (khoảng tứ phân vị 4320-6480ng/ml). Nồng độ Adiponectin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân MĐMT giới tính nam và nữ có trung vị lần lượt là 3390ng/ml (khoảng tứ phân vị 2535-4720ng/ml) và 5270ng/ml (khoảng tứ phân vị 4010-6760ng/ml). Kết luận: Nồng độ Adiponectin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân MĐMT không có sự khác biệt so với nhóm đối chứng. Nồng độ Adiponectin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân MĐMT giới tính nam thấp hơn nữ có ý nghĩa thống kê. Nồng độ Adiponectin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân MĐMT có BMI ≥ 23kg/m2 thấp hơn nhóm có BMI < 23kg/m2 có ý nghĩa thống kê, gợi ý một chỉ điểm tiềm năng để xem xét đánh giá hội chứng chuyển hoá trên bệnh nhân MĐMT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Lưu, Hoàng Trung Vinh and Nguyễn Lĩnh Toàn (2011) Nghiên cứu nồng độ adiponectin và TNF-α huyết thanh ở người béo phì và bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tạp chí Y Dược học quân sự, tập 2011 (9), tr. 1-7.
2. Võ Minh Phương (2018) Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tương và tỷ lệ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân-béo phì. Luận án tiến sĩ y học, chuyên ngành nội tiết, Đại học Y Dược Huế.
3. Adamczyk K., Wcislo-Dziadecka D., Zbiciak-Nylec M., et al (2020) Does adiponectin play a role in the pathogenesis of chronic spontaneous urticaria? Cent Eur J Immunol, 45(1), pp. 56-59.
4. Bidulescu A., Liu J., Hickson D. A., et al (2013) Gender differences in the association of visceral and subcutaneous adiposity with adiponectin in African Americans: the Jackson heart study. BMC Cardiovascular Disorders, 13(9), pp. 1-10.
5. Deng Y., Scherer P. E. (2010) Adipokines as novel biomarkers and regulators of the metabolic syndrome. Annals of the New York academy of sciences, 1212 (2010), pp. E1-E19.
6. Magkos F., Sidossis L. S. (2017) Recent advances in the measurement of adiponectin isoform distribution. Current Opinion in Clinical Nutrition and Metabolic Care, 10(5), pp. 571-575.
7. Ohman-Hanson R. A., Cree-Green M., Kelsey M. M., et al (2016) Ethnic and sex differences in adiponectin: from childhood to adulthood. The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 101(12), pp. 4808-4815.
8. Trinh H. K., Pham L. D., Ban G. Y., et al (2016) Altered systemic adipokines in patients with chronic urticaria. Int Arch Allergy Immunol, 171(2), pp. 102-110.
9. Vena G. A., Cassano N. (2017) The link between chronic spontaneous urticaria and metabolic syndrome. Eur Ann Allergy Clin Immunol, 49(5), pp. 208-212.
10. Zuberbier T., Aberer W., Asero R., et al (2018) The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria. Allergy, 73(7), pp. 1393-1414.