KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU LÚC NHẬP VIỆN VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ tăng acid uric máu và mối liên quan giữa acid uric máu với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: 44 bệnh nhân được chẩn đoán xác định sốc nhiễm khuẩn theo Sepsis-3. Xét nghiệm acid uric thực hiện tại thời điểm nhập viện, gọi là tăng acid uric máu khi ở nam giới > 420 mmol/l và ở nữ giới > 360 mmol/l. Kết quả: Có 37/44 bệnh nhân có tăng acid uric máu chiếm tỉ lệ 84,1%. Tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có tăng acid uric máu là 56,8% tương đương với nhóm không tăng acid uric máu có tỉ lệ tử vong 57,1% với p>0,05. Điểm SOFA, nồng độ ure, creatinin và lactat máu ở nhóm tăng acid uric máu cao hơn nhóm không tăng acid uric máu có ý nghĩa thống kê. Có tương quan thuận mức độ trung bình giữa nồng độ acid uric với ure và creatinin máu, hệ số tương quan tương ứng là 0,496 và 0,507, p < 0,05. Kết luận: Tăng acid uric máu chiếm tỉ lệ khá cao, nồng độ acid uric máu có tương quan thuận với ure và creatinin máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng acid uric máu, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Thuỷ Nguyễn Thanh, P.K.L., Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí y học Việt Nam, 2021. Tập 498 – Tháng 1 – Số 1
3. Ahmed A El Shebiny, G.M.E., Ez alregal G Gouda, Reham M Hashim, Glucose Intolerance in Intensive Care Patients: Incidence and Outcome. QJM: An International Journal of Medicine, 2021. Volume 114(Issue Supplement_1).
4. Akbar, S.R., et al., Hyperuricemia: An Early Marker for Severity of Illness in Sepsis. Int J Nephrol, 2015. 2015: p. 301021.
5. Jiang, Y.X., et al., Association between hyperuricemia and acute kidney injury in critically ill patients with sepsis. BMC Nephrol, 2023. 24(1): p. 128.
6. Liu, S., Z. Zhong, and F. Liu, Prognostic value of hyperuricemia for patients with sepsis in the intensive care unit. Sci Rep, 2022. 12(1): p. 1070.
7. Singer, M., et al., The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, 2016. 315(8): p. 801-10.
8. Ughreja, D.R., Analysis of uric hyperuricemia as early indicator of illness in sepsis condition. International Journal of Advanced Research in Medicine, 2022. 5: p. 77-79.