BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHUNG DA TẾ BÀO CÓ NGUỒN GỐC TỪ LỢN (MUCODERM) TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG KÍCH THƯỚC MÔ MỀM QUANH IMPLANT VÙNG RĂNG TRƯỚC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mô mềm quanh implant rất giữ vai trò quan trọng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về khả năng tồn tại lâu dài của implant. Do đó, ngày càng nhiều bằng chứng ủng hộ việc tăng kích thước mô mềm quanh implant. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của mucoderm, một loại khung collagen có nguồn gốc từ lợn mới được đề xuất gần đây, trong việc tăng kích thước mô mềm quanh implant vùng răng trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt trường hợp bao gồm 16 đối tượng đã cấy implant vùng răng trước được chỉ định và đồng ý phẫu thuật ghép mucoderm tại Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả: Tổng cộng 16 người tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình là 56,6 ± 9,3, tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 4,5/1. Một số đặc điểm lâm sàng đáng chú ý bao gồm nguyên nhân mất răng phần lớn là do bệnh nha chu và sâu răng, với thời gian mất răng trung bình là 3,3 ± 2,5 năm, răng bị mất chủ yếu là răng cửa trước và cửa bên. Phát hiện chính cho thấy chiều dày nướu sừng hóa quanh implant cải thiện đáng kể sau phẫu thuật (p < 0,001), mức tăng trung bình sau 3 tháng là 0,7 ± 0,4 mm. Tỷ lệ co rút niêm mạc sau phẫu thuật 1 tháng và 3 tháng lần lượt là 25,4 ± 21,5% và 42,7 ± 17,8% (p < 0,001). Tuy nhiên, không có sự thay đổi có ý nghĩa về chiều rộng nướu cũng như khoảng cách từ zenith đến cạnh cắn sau 3 tháng (p > 0,05). Điểm PES trung bình tại cuối thời điểm theo dõi cao hơn không đáng kể so với trước phẫu thuật (6,4 2,2 so với 6,2 ± 2,0, p = 0,083). Hiệu quả cầm máu và đau sau phẫu thuật cũng được đánh giá. Điểm đau trung bình tại thời điểm ngay sau phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tuần lần lượt là 2,7 ± 1,2 và 0,4 ± 0,5 (p < 0,001). Đa phần đối tượng không chảy máu sau phẫu thuật (81,3%). Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận phẫu thuật ghép mucoderm có hiệu quả và an toàn trong việc tăng kích thước mô mềm quanh implant, đặc biệt là về chiều dày. Phương pháp hứa hẹn là lựa chọn tiềm năng cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong lĩnh vực phục hồi mô mềm quanh implant.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mô mềm quanh implant, vùng răng trước, tăng kích thước, mucoderm.
Tài liệu tham khảo
2. Akcalı A., Schneider D., Ünlü F., et al. Soft tissue augmentation of ridge defects in the maxillary anterior area using two different methods: a randomized controlled clinical trial. Clin Oral Implants Res. 2015; 26(6):688-695.
3. Del Amo F.S.L., Yu S.H., Sammartino G., et al. Peri-implant soft tissue management: Cairo Opinion Consensus Conference. Int J Environ Res Public Health. 2020;1 7(7):2281.
4. Hadzik J., Błaszczyszyn A., Gedrange T., Dominiak M. Soft-tissue augmentation around dental implants with a connective tissue graft (CTG) and xenogeneic collagen matrix (CMX)-5-year follow-up. J Clin Med. 2023; 12(3):924.
5. Maiorana C., Pivetti L., Signorino F., et al. The efficacy of a porcine collagen matrix in keratinized tissue augmentation: a 5-year follow-up study. Int J Implant Dent. 2018; 4(1):1.
6. Papi P, Pompa G. The use of a novel porcine derived acellular dermal matrix (mucoderm) in peri-implant soft tissue augmentation: preliminary results of a prospective pilot cohort study. Biomed Res Int. 2018; 2018:6406051.
7. Papi P., Penna D., Di Murro B., Pompa G. Clinical and volumetric analysis of peri-implant soft tissue augmentation using an acellular dermal matrix: A prospective cohort study. J Periodontol. 2021; 92(6):803-813.
8. Ramachandra S.S., Rana R., Reetika S., Jithendra K.D. Options to avoid the second surgical site: a review of literature. Cell Tissue Bank. 2014; 15(3):297-305.
9. Thoma D.S., Buranawat B., Hämmerle C.H., Held U., Jung R.E. Efficacy of soft tissue augmentation around dental implants and in partially edentulous areas: a systematic review. J Clin Periodontol. 2014; 41(Suppl 15):S77-91.