ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẮC RUỘT SAU MỔ TẠI BỆNH VIỆN E
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phẫu thuật điều trị bệnh lý tắc ruột sau mổ tại Bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị bệnh lý tắc ruột sau mổ từ 2019 đến 2023. Kết quả: Có 50 bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột sau mổ và điều trị bằng phẫu thuật, tuổi trung bình là 62 ± 20 (14 - 90) tuổi, trong đó 44% là nam và 56% là nữ giới. Số lần phẫu thuật bụng trung bình trong tiền sử của các bệnh nhân là 1,30 ± 0,58 lần, 78% bệnh nhân từng mổ ổ bụng một lần và mổ sản phụ khoa là phẫu thuật chiếm số lượng nhiều nhất trong tiền sử với 32%. Đường mổ cũ thường gặp trên các bệnh nhân này là đường mổ trắng giữa trên và dưới rốn. Nguyên nhân gây tắc ruột chủ yếu là do dây chằng và dính, chiếm 67%. Chủ yếu các bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở chiếm 54%, 46% mổ nội soi trong đó 30% phẫu thuật nội soi hoàn toàn, 16% bệnh nhân phải có can thiệp mổ mở hỗ trợ. Thời gian mổ trung bình chung là 103,2 ± 51,4 (30 - 285) phút, trong đó thời gian mổ của nhóm mổ mở hoàn toàn là 116,9 ± 50,8, của nhóm phẫu thuật nội soi là 87,2 ± 48,4. Có 8% trường hợp tai biến rách thanh cơ ruột non trong mổ, 2% có tai biến thủng ruột. Có 1 trường hợp gặp biến chứng chảy máu sau mổ từ mạch máu mạc treo ruột phải phẫu thuật lần 2 xử lý biến chứng. Thời gian trung tiện sau mổ trung bình 3,2 ± 1,2 ngày, thời gian nằm viện trung bình 11,4 ± 4,9 ngày. Kết quả sau mổ 78% đạt kết quả tốt, chỉ 2% có kết quả xấu do xảy ra biến chứng sau mổ phải mổ lại xử lý tổn thương. Kết luận: Kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị tắc ruột sau mổ phần lớn đều đạt kết quả tốt. Trong đó phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm so với mổ mở như ít đau sau mổ, hồi phục sức khỏe sớm, thời gian nằm viện ngắn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật tắc ruột sau mổ, phẫu thuật nội soi tắc ruột, tắc ruột sau mổ
Tài liệu tham khảo
2. Ayman H, Sarwat A, Naser Z (2004). Laparoscopic adhesiolysis for recurrent small bowel obstruction with the ultrasonically activated shears, Egyptian Journal of Surgery, 23 (1), pp. 14-19.
3. Miller G, Boman J, Shrier I, Gordon PH (2000). Natural history of patients with adhesive small bowel obstruction. Br J Surg, 87(9):1240-7.
4. Nguyễn Văn Hải, Lê Huy Lưu, Nguyễn Hồng Sơn (2008), “Hiệu quả phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột sau mổ”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12(1), 154-160.
5. Fevang. B. T. S., Fevang. J., Lie. S. A., et al (2004), Long-term prognosis after operation for adhesive small bowel obstruction, Ann Surg, 240 (2), pp. 193-201(2).
6. Ten Broek RP, Krielen P, Di Saverio S, et al (2018). Bologna guidelines for diagnosis and management of adhesive small bowel obstruction (ASBO): 2017 update of the evidence-based guidelines from the world society of emergency surgery ASBO working group. World J Emerg Surg, 13:1-13.
7. Dương Trọng Hiền (2014). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột sau mổ. Luận án tiến sỹ chuyên ngành Ngoại khoa Đại học Y Hà Nội tr. 94-125.
8. Đặng Ngọc Hùng (2016). Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ. Luận án tiến sỹ chuyên ngành Ngoại khoa Trường đại học Y dược Huế; tr.91-126.
9. Sallinen V, Di Saverio S, Haukijärvi E, et al (2019). Laparoscopic versus open adhesiolysis for adhesive small bowel obstruction (LASSO): an international, multicentre, randomised, open-label trial. Lancet Gastroenterol Hepatol; 4(4):278-286.
10. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Hải, Lê Huy Lưu (2010), “Kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (4), tr. 1-7.