ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN KÉO DÀI Ở TRẺ 6-24 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Thanh1, Nguyễn Thị Thu Trang2, Bùi Thị Linh2, Nguyễn Thị Việt Hà1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa kéo dài trên 7 ngày thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi gây rối loạn nước, điện giải, nhiễm khuẩn, kém dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh trên 67 trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi tại khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/07/2023 đến 30/04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của trẻ bị bệnh trong nghiên cứu là 10,6 ± 4,3 tháng. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ trai/gái là 1,8/1. Số lần tiêu chảy khi bị bệnh trung bình là 8,2 ± 4,2 lần/ ngày, 31,3% trẻ có biểu hiện mất nước. 85,1% trẻ đi ngoài phân có nhiều nhày hoặc nhày máu. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là hậu môn đỏ (82,1%), chán ăn (64,2%), sốt (49,3%) và nôn (40,3%). Tổng số lượng bạch cầu trong công thức máu tăng chiếm 21, 9%, tỷ lệ trẻ có phần trăm bạch cầu đa nhân trung tính giảm và tăng lần lượt là 45,% và  20,3%; tỷ lệ trẻ có phần trăm bạch cầu lympho giảm chiếm 23,4%; 29,7% trẻ có tăng tỷ  lệ phần trăm bạch cầu ái toan. 34,4% trẻ có thiếu máu và 25,8% trẻ có tăng chỉ số viêm CRP. 68,7% trẻ tiêu chảy kéo dài có kết quả soi phân có bạch cầu (++), 31,3% trẻ có cả hồng và bạch cầu trong phân ở mức độ (++) trở lên.  19,7% trẻ có tình trạng kém hấp thu mỡ và 40,9% trẻ có tình trạng bất dung nạp lactose. Tỷ lệ cấy phân dương tính thấp trong đó căn nguyên xác định được là E. coli. Kết luận: Trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài thường có biểu hiện sốt, chán ăn và đi ngoài phân nhầy máu. Xét nghiệm thường có tăng bạch cầu và CRP. Tỷ lệ cấy phân dương tính ở trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài còn thấp, căn nguyên chủ yếu là E. coli

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wardlaw T, Salama P, Brocklehurst C, Chopra M, Mason E. Diarrhoea: why children are still dying and what can be done. The Lancet. 2010;375(9718): 870-872. doi:10.1016/S0140-6736(09)61798-0
2. Andrade JAB de, Fagundes-Neto U. Persistent diarrhea: still an important challenge for the pediatrician. J Pediatr (Rio J). 2011;87(3):199-205. doi:10.2223/JPED.2087
3. Nguyễn Thanh Tâm, Bùi Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Việt Hà. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ của tiêu chảy kéo dài nhiễm khuẩn ở trẻ em 6- 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học thực hành. 2017;(8):87-90.
4. Nguyễn Hoàng Yến, Nguyễn Thị Việt Hà. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi trung ương. Tạp chí Nhi khoa. 2013;(3):124-126.
5. Guarino A, Lo Vecchio A, Dias JA, et al. Universal Recommendations for the Management of Acute Diarrhea in Nonmalnourished Children. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2018;67(5):586-593. doi:10.1097/MPG.0000000000002053
6. Rahmat D, Firmansyah A, Timan IS, Bardosono S, Prihartono J, Gayatri P. Risk factors of prolonged diarrhea in children under 2 years old. Clin Exp Pediatr. 2023;66(12):538-544. doi:10.3345/cep.2023.00668
7. Hossain MI, Faruque ASG, Sarmin M, Chisti MJ, Ahmed T. Prolonged diarrhea among under-five children in Bangladesh: Burden and risk factors. PLoS One. 2022;17(10):e0273148. doi:10.1371/journal.pone.0273148
8. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Việt Hà. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Nhi khoa. 2011;4:245-251.
9. Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Việt Hà. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp phân máu trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;(1):154-157.