PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG TRÊN NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH TPHCM

Pham Hữu Tùng1,, Đỗ Minh Hùng1, Trần Thanh Bình1, Nguyễn Phước Lâm1, Hồ Thị Bích Thủy1, Hoàng Lạc Long1, Lê Thị Bích Ngọc1, Ngô Dương Tuấn Vũ1, Nguyễn Ngọc Lai1, Trần Thường Duy1, Hoàng văn Tựu1, Phan Thị Ngọc Diệp1, Phùng Đức Tiến1, Hồ Quang Phú1, Pham công Khánh1, Đặng Lê Bích Ngọc1
1 Bệnh viện Tâm Anh Tp.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ mắc bệnh lý túi thừa đại tràng đang gia tăng ở các nước Phương Đông. Người ta rất ít biết về sự phân bố của túi thừa đại tràng, nguyên nhân cũng như các đặc điểm liên quan đến túi thừa. Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy, chúng tôi thiết kế nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ mắc bệnh và đặc điểm của bệnh túi thừa đại tràng ở người Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá phân bố và đặc điểm của túi thừa đại tràng ở người Việt Nam được thực hiện nội soi đại tràng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, thực hiện trên 3288 bệnh nhân đủ điều kiện nội soi đại tràng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM từ 1.10.2023- 31.12.2023. Kết quả: Chúng tôi thực hiện nội soi đại tràng trên 3288 bênh nhân trong đó có 685 bệnh nhân có túi thừa đại tràng. Tỷ lệ mắc bệnh túi thừa là 20,8% (685/3288), tỷ lệ nam cao hơn nhiều so với nữ (1.9/1), tuổi mắc trung bình là 55,8 ± 12,2. Tỷ lệ phân bố túi thừa ở đại tràng trái, đại tràng phải, cả hai bên và toàn bộ đại tràng tương ứng là 61(8,9%), 404(59%), 45(6,6%), 152(22,1%). Tuổi trung bình tương ứng với phần lớn túi thừa đại tràng trái 59,4 ± 12, đại tràng phải 54,7 ±12. Đa phần bệnh nhân có từ 1-4 túi thừa. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh túi thừa đại tràng ở Việt Nam tương đối cao, tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, Túi thừa đại tràng phải chiếm ưu thế. Đa phần bệnh nhân có từ 1-4 túi thừa. Vì vậy, trong tương lai bệnh túi thừa đại tràng và các biến chứng của nó sẽ trở thành một vấn đề y tế ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Bệnh túi thừa đại tràng ở người Việt Nam trái ngược với bệnh ở người phương Tây, thường nằm ở phía bên phải của đại tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anne F.Peery, M.D, Tope O Keku, PhD (2020). Distribution and Characteristics of Colonic Diverticular. Cureus; 12(12): e12393
2. Konosuke Nakaji (2020). Colon Capsule Endoscopy in Detecting Colonic Diverticula in a Janpanese Population. Cureus; 12(12): e12393
3. Stollman NH, Raskin JB. (1999). Diverticular disease of the colon. J Clin Gastroenterol.; 29:241–252. [PubMed] [Google Scholar]
4. Byoung Ho Kim, M.D., Sung Hoon Lee, M.D., Seung Sei Lee, M.D., et al. (1987). Diverticular Disease of the Colon in Korea. Korean J Intern Med; 2(1):79-83
5. Jung Hoon Song, You Sun Kim, J in Ho Le (2010). Clinical Characteristics of Colonic Diverticulosis in Korea: A Prospective Study. Korean J Intern Med;25(2):140-14
6. Fang Yang, Xueyue Sun and Kui Jiang (2024). Distribution and Characteristics of Colonic Diverticula in Northern China. J Clin Gastroenterol 2024;00:000–000
7. Nergis Ekmen1, Çağrı Akalın (2019). Revalence and distribution of colonic diverticular disease from Ordu in Turkey. Middle Black Sea Journal of Health Science, 2019; 5(3): 206-211
8. Anne F. Peery, Tope O Keku, Christopher F. Martin, Swathi Eluri, Thomas Runge, Joseph A. Galanko and Robert S. Sandler (2016). Distribution and Characteristics of Colonic Diverticula in a United States Screening Population.Clin Gastroenterol Hepatol. 2016 July ; 14 (7): 980–985.e1. doi:10.1016/j.cgh.2016. 01.020.