BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP RƠI DỤNG CỤ SAU CAN THIỆP BÍT ỐNG ĐỘNG MẠCH QUA ĐƯỜNG ỐNG THÔNG VÀ XỬ TRÍ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Còn ống động mạch (COĐM) là một trong các bệnh tim bẩm sinh thường gặp tạo ra sự lưu thông bất thường giữa tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi, thường được điều trị bằng phương pháp can thiệp bít ống động mạch (OĐM) bằng dụng cụ qua đường ống thông, hoặc phẫu thuật thắt hoặc cắt OĐM. Phương pháp can thiệp bít OĐM qua đường ống thông đã cho thấy nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, hiệu quả cao, ít biến chứng và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên thủ thuật can thiệp này vẫn có thể xảy ra những biến chứng nhất định; trong đó rơi dụng cụ sau can thiệp là một trong những biến chứng nguy hiểm và khó xử lý. Chúng tôi báo cáo một trường hợp rơi dụng cụ sau can thiệp bít OĐM tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đây là trường hợp bệnh nhân nam 46 tuổi, được can thiệp bít OĐM typ E bằng dụng cụ qua đường ống thông. Một ngày sau, siêu âm kiểm tra thấy bất thường, sau khi soi kiểm tra dưới màn tăng sáng thì thấy dụng cụ đã rơi xuống động mạch chủ bụng. Chúng tôi đã tiến hành bít lại OĐM và dùng thòng lọng (snare) lấy thành công dụng cụ trước đó rơi xuống động mạch chủ bụng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Còn ống động mạch, can thiệp bít ống động mạch qua đường ống thông, rơi dụng cụ sau can thiệp.
Tài liệu tham khảo
2. Masura J, Tittel P, Gavora P, Podnar T. Long-term outcome of transcatheter patent ductus arteriosus closure using Amplatzer duct occluders. Am Heart J. 2006;151(3):755.e7-755.e10. doi:10. 1016/j.ahj.2005.12.010
3. Faella HJ, Hijazi ZM. Closure of the patent ductus arteriosus with the Amplatzer PDA device: Immediate results of the international clinical trial. Catheter Cardiovasc Interv. 2000;51(1):50-54. doi:10.1002/1522-726X(200009)51:1<50::AID-CCD11>3.0.CO;2-6
4. McMullan DM, Moulick A, Jonas RA. Late Embolization of Amplatzer Patent Ductus Arteriosus Occlusion Device With Thoracic Aorta Embedment. Ann Thorac Surg. 2007;83(3):1177-1179. doi:10.1016/j.athoracsur.2006.07.062
5. Sen S, Jain S, Dalvi B. Embolisation of ceramic-coated PDA devices into the descending thoracic aorta: probable mechanisms and retrieval strategies. Cardiol Young. 2019;29(6):842-844. doi:10.1017/S104795111900091X
6. P S, Jose J, George OK. Contemporary outcomes of percutaneous closure of patent ductus arteriosus in adolescents and adults. Indian Heart J. 2018;70(2):308-315. doi:10.1016/ j.ihj.2017.08.001
7. Shahabuddin S, Atiq M, Hamid M, Amanullah M. Surgical removal of an embolised patent ductus arteriosus amplatzer occluding device in a 4-year-old girl. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2007;6(4):572-573. doi:10.1510/ icvts.2007.152298
8. Soliman M, Mowaphy K, Elsaadany NA, Soliman R. Hybrid retrieval of embolized device in abdominal aorta after transcatheter closure of large patent ductus arteriosus. J Vasc Surg Cases Innov Tech. 2020;7(1):56-60. doi:10.1016/ j.jvscit.2020.10.016
9. Porstmann* W, Wierny* L, Warnke** H. Der Verschluß des Ductus arteriosus persistens ohne Thorakotomie***. Thorac Cardiovasc Surg. 1967;15(02):199-203. doi: 10.1055/s-0028-1100618
10. Aydin H, Ozisik K. Surgical removal of an embolized patent ductus arteriosus coil from pulmonary artery without cardiopulmonary bypass. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2009; 8(6):689-690. doi:10.1510/icvts.2008.201152