MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM CANDIDA NIÊM MẠC MIỆNG Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm nấm Candida niêm mạc miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 261 bệnh nhân đang đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2022 - 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nam bị nhiễm nấm Candida là 20,7% cao hơn gấp đôi bệnh nhân nữ (8,7%), và tỉ lệ này cũng cao hơn ở bệnh nhân dưới 40 tuổi. Bệnh nhân nhiễm HIV thời gian ≤ 2 năm có tỷ lệ nhiễm nấm Candida cao hơn 9,44 lần so với bệnh nhân nhiễm HIV trên 2 năm. Có gần một nửa (46,3%) bệnh nhân với số lượng tế bào TCD4 < 200 tế bào/mm3 bị nhiễm nấm Candida. Những bệnh nhân HIV ở giai đoạn lâm sàng 3 nhiễm nấm Candida cao hơn gần gấp 3 lần bệnh nhân ở giai đoạn 4. Hút thuốc và uống rượu bia làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida lên 3,66 và 2,69 lần so với bệnh nhân không hút và không uống rượu bia. Kết luận: Nam giới, độ tuổi dưới 40, có số lượng TCD4 < 200 tế bào/mm3, thời gian nhiễm HIV dưới 2 năm, hút thuốc và uống rượu bia là các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida ở bệnh nhân HIV/AIDS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV/AIDS, nấm Candida miệng, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020. Báo cáo số 124/BC-BYT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV: Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế; 2018.
4. Berberi A, Noujeim Z. Epidemiology and relationships between CD4+ counts and oral lesions among 50 patients infected with human immunodeficiency virus. Journal of international oral health: JIOH. 2015. 7(1):18.
5. Putranti A, Asmarawati T, Rachman B, Hadi U. Oral candidiasis as clinical manifestation of HIV/AIDS infection in Airlangga University hospital patients. Paper presented at: IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 2018.
6. Rao UK, Ranganathan K, Kumarasamy N. Gender differences in oral lesions among persons with HIV disease in Southern India. Journal of oral and maxillofacial pathology: JOMFP. Sep 2012. 16(3):388-394. doi:10.4103/0973-029x. 102492.
7. Erfaninejad M, Zarei Mahmoudabadi A, Maraghi E, Hashemzadeh M, Fatahinia M. Epidemiology, prevalence, and associated factors of oral candidiasis in HIV patients from southwest Iran in post-highly active antiretroviral therapy era. Frontiers in microbiology. 2022. 13:983348. doi:10.3389/fmicb.2022.983348.
8. Suryana K, Suharsono H, Antara IGPJ. Factors associated with oral candidiasis in people living with HIV/AIDS: a case control study. HIV/AIDS (Auckland, NZ). 2020. 12:33.
9. Nanteza M, Tusiime JB, Kalyango J, Kasangaki A. Association between oral candidiasis and low CD4+ count among HIV positive patients in Hoima Regional Referral Hospital. BMC oral health. Nov 28 2014. 14:143. doi:10.1186/1472-6831-14-143.